MÀU HOA QUÊ MẸ
Túy Hà
*Trần gian người vẫn đi về
Thiên thanh vân cẩu còn nguyên nỗi
buồn
Không hiểu sao tôi vẫn ám ảnh mãi vào những
sóng hoa, những mảng trời hoa, những cụm hoa từ bao giờ tôi không nhớ nữa, chỉ
biết rằng từ ngày đầu đặt chân lên nước Mỹ và lang thang qua cảnh sắc nhiều
nơi, tôi đã thấy ngàn hoa cứ thấp thoáng rồi bừng lên sắc màu sâu thẳm đến nao
nao lòng người. Cho đến nay, giữa vùng đất Arlington nắng gió mà vẫn man man ấn
tượng sắc hoa cùng khắp, hoa của thiên nhiên, hoa của vườn nhà, hiển hiện gần
xa sông núi diệu kỳ.
Tuy nhiên, cái điều đáng nói, như yếu tố quan
trọng tiên quyết toàn bộ ảo giác vần vũ bản thân, chính là sự gợi cảm thiết
tha, da diết từ… hoa. Cái sắc hoa đất khách khởi động dài dài màu cố hương
khuất vắng, nguồn liên tưởng trường thiên hun hút mông lung…
Người ta bảo thơ ca có mặt ở mọi nơi, từ nhiều
chiều khác nhau. Thơ có niềm vui, thơ có nỗi buồn. Niềm vui có thể hát lên,có
thể biến thành nhưng đóa hoa tươi mang tặng mọi người. Nỗi buồn trong thơ lại
kết thành muối mặn, nó giúp con người biết vươin lên, biết xích lại gần nhau để
tự vượt lên mình. Thế thì… nghĩ vơ vẫn chăng khi cho rằng cũng như thơ và hơn
cả thơ, nói hoa hiện diện đến choáng ngợp có lẽ đúng hơn? Cái thổ nhưỡng nặng
thể hồn, đa dạng độc đáo, thể hiện rành rành nơi cái tên gọi Hợp Chủng Quốc
quen thuộc này. Cái tổng thể đất đai lưu lại nơi tôi nhiều địa chỉ của màu hoa
chẳng vắng bóng nơi nào, dù cùng trời cuối đất và những địa chỉ ấy lại mơ hồ
vẫy gọi cả một màu cố hương bất khả phân bản thể. Bạt ngàn hoa níu kéo ánh mắt
lẫn tâm hồn.
@
Dường như những đợt sóng hoa vàng sơn cước Mỹ
lao xao dội lại quanh tôi âm hưởng mơ hồ tiếng sóng hoa vàng thiên nhiên xứ sở
rì rào trầm ẩn cả một không gian Texas thu hẹp. Một cái gì như mãnh lực ngầm bức
phá, dựng đứng dậy hàng loạt hình ảnh vốn ngủ yên dưới tầng tiềm thức:
Hoa vàng dợn sóng dọc triền sông Colorado, trong khe lớn Grand
Canyon ở Arizona, lung linh thoai thoải rặng trường sơn Rocky ở Idaho, phơi
phới trên rặng núi trắng ở New Hampshire. Nhún nhảy giữa các hàng thông vốn là
nguồn cây Chrismas tree cung cấp dồi dào cho cả nước. Màu vàng còn lấp lánh dọc
bãi bờ duyên hải. Có thể ngươì dân Sacramento luôn nhớ hằng hà sa số đốm vàng
quyến rũ dọc đất biển California. Và người da đỏ Carolina đâu có thể quên từng
khúc thảm gấm địa hoàng ẩn hiện truyền kỳ. Cát xốp song song làn nước mặn hơn
30 dặm viền bờ… Cũng như người thủ đô Providence chơi vơi luyến lưu những giờ
dã ngoại vui chơi cạnh những sóng hoa vàng dạt dào dọc vùng duyên hải Rhodes
Island và cả bờ vịnh Nara Gan setts…Còn nữa, trùng điệp hoa vàng lả lơi khoe
sắc các vùng hồ, đảo, gợi hư ảo những nụ cười duyên dáng, những cánh bướm vàng
thoáng lướt tung tăng: Nào là ven bờ ngủ đại hồ miền bắc Michigan, nơi từ đầu
thế kỷ 20, tổ tiên người Mỹ đen dời nông trại miền nam di dân lập nghiệp; cũng
không thể quên bờ hồ Erie nối tiếp những dặm dài ở bang Pensylvania, nơi ngoạn
cảnh của du khách thủ đô Harrisburg và thành phố Philadelphia lịch sử, địa danh
gắn liền với tuyên ngôn độc lập Mỹ 4 tháng 7 năm 1876 ở đây, cao nguyên đất đỏ bụi mù, nên Cha Mẹ lấy tên hoa mà đặt
mong cho con mãi nhớ chỗ cắt rốn chôn nhau.
Một hôm nàng kể cho tôi nghe một điển tích xưa
nói về hoa….hoa Cúc mà nàng đọc được ở đâu đó: …xưa có người tên Đào Tiềm trồng
Cúc và yêu Cúc như giai nhân, như bạn thâm giao tri kỷ. Con người mang bút tự
Uyên Minh, Huyện Quan Bành Trạch, Giang tây, Trung Quốc đời Tấn An Đế từng
nói:” Uyên minh khứ hậu vô tri kỷ”. Đại ý “Uyên Minh mất rồi không còn ai tri kỷ”… với Cúc, như Uyên Minh.
Cách đây hơn 1600 năm Cụ Đào chơi hoa như thế nào chẳng biết. Chỉ biết vẫn còn
câu “Gió sương cây cỏ ngậm ngùi… Riêng mình cây Cúc tươi cười nở hoa…” và chắc
chắn người yêu hoa đều biết: “Tiết xuân hạ ẩm ướt, nóng ấm, sâu bọ sinh sôi rúc
rỉa hoa. Riêng Cúc giữ mình, đợi Thu mới đơm bông tránh côn trùng sàm sỡ”! Lá
Cúc khô lại vẫn bám cành, không chịu rụng “diệp bất ly thân”… đó là sự chung
thủy, nói lên sự gắn bó suối đời của một cá nhân đối với cội nguồn sinh trưởng.
Và nàng tự kết luận nàng thích đặt tên là Cúc. Tuy tôi không đồng ý với quan
điểm này cho lắm vì Cúc chỉ nở vào Thu còn Dã Quỳ quanh năm đua nở chẳng ngại
gió mưa. Như đời người phải vươn lên giữa bốn mùa không phân biệt. Nhưng tôi
vẫn đồng tình và dường như có chút gì ái ngại, biết đâu thích hoa, đời hoa lại
vận vào người. Tôi hứa với nàng ngày hợp hôn sẽ chưng toàn hoa Cúc.
Một năm sau, mùa hè bụi mù đặc quánh, tôi theo
đơn vị chuyển quân ra Vùng một. Nàng theo Cha về thăm quê ngoại ở Tân Cảnh.
Chiến trận bùng nổ nàng ngã xuống giữa đạn bom cày tung đất đỏ ba dan xứ sở của
hoa Dã Quỳ vàng. Nàng không bao giờ quay về nữa và Chậu Cúc Bạch Ngọc Liên Châu
trắng muốt tôi mang về từ Huế đã không còn người nhận.
Tôi người quân nhân mất nước vẫn yêu Quỳ, yêu
Cúc nên chẳng hợp hôn.
Đã hơn 20 năm qua lưu lạc xứ người, viên đạn
sau đầu đã bọc mỡ vẫn còn nguyên, tôi không muốn nhờ dao kéo đụng đến vết
thương ấy, đó là vết thương trong da thịt nhưng cũng chính là vết thương trong
tâm hồn mang tên Nàng. Tôi đã đi cùng khắp nước Mỹ đã nhìn ngắm vô số loài hoa
nhưng vẫn mãi yêu màu vàng cháy và những cánh hoa quằn quại trong tranh Van
Gogh. Như yêu màu hoa Quỳ của cao nguyên quê Mẹ thuở nào vì trong hoa đã có
phần máu thịt nàng hiến tế cho những mưu đồ chính trị bất phân minh.
Một hôm tôi xuôi
về vùng cực nam nước Mỹ xứ sở của hoa Bluebonnets. Ghé thăm ông anh họa sĩ,
người chuyên vẽ hoa. Tiếp tôi trong phòng khách và cũng là phòng tranh. Anh vẽ
hoa đủ loại đủ kiểu nhưnng dường như cảnh sắc nào cũng như nghiêng xuống một
đời đau. Bức tranh duy nhất làm đau nhói ngực tôi là bức tranh lớn nhất trong
phòng, vẽ những nhánh Quỳ vàng gầy guộc trên nền đen xám như đời người cùng khổ
vươn lên từ những tro than.
Sau tuần rượu
(anh tự ngâm bằng hoa Cúc) giọng anh như chùng xuống: - Giá gì vẽ hết được
những màu hoa cố hương. - Sao! Khắc họa màu nhớ, vẽ cho được cả nỗi nhớ à! Thế
sao anh không thử. Sau một hơi thở dài, tiếp tôi một chén rượu hoa, lim dim
theo khói thuốc, anh khẻ khàng:
- Có một người
hỏi một họa sĩ nổi tiếng về cách vẽ một bức tranh siêu việt. Họ đối đáp như thế
này:
- Cái gốc của hội
họa là sự tiếp cận của màu này với màu khác và chính sự tiếp xúc đó làm cho
chúng hòa quyện trên một bức tranh. Mỗi màu có một cuộc sống tinh thần riêng…
- Vậy họa sĩ có
thể vẽ mà xem như giữ lại, gọi về lại được những khoảng khắc của cuộc sống đã
qua rồi?
- O! My God, một
lần ở Vienne, tôi được nghe khúc cầu nguyện của Johanne Brahms trong phòng hòa nhạc của
Mozart. Tôi không thể cầm được những giọt nước mắt. Giọng nữ ngân cao lên như
hội nhập vĩnh cửu với tình yêu, với sự phán quyết và ân xá… lúc bấy giờ tôi đã
hình dung ra được màu sắc của sự sống và cái chết. Đó quả là một bức họa siêu
việt khó có họa sĩ nào vẽ nổi.
- Thế Ông có nhớ
được những màu sắc ấy là những màu gì không?
- Không! Nếu nhớ
được thì chắc tôi đã hóa điên rồi…
@
Nước Mỹ là đất nước của Hoa và Hoa, mỗi nhà
mỗi thành phố đếu trồng đầy hoa. Dã ngoại hoặc những đặm đường xuyên bang lại
không thiếu những loài hoa wild flower hoang dã tuyệt đẹp sinh sôi tự nhiên,
từng mùa, từng vùng, như thách đố thời gian và không gian. Thế nhưng trong tôi
không màu hoa nào đẹp bằng những màu hoa cố hương, những màu hoa có linh hồn riêng,
có hương thơm riêng, có sắc màu riêng khi hòa quyện lại sẽ là vô sắc. Đó là màu
của sự sống và cái chết, là hình tướng của vô biên, là cái chủ thể không ai nắm
bắt được. Đó là sinh khí chung của quá khứ, luôn luôn đeo đẳng trong tâm hồn
của mỗi một người được mệnh danh là: Nỗi
nhớ.
Hãy cố tin tôi đi,
nỗi nhớ như hình bóng sẽ không rời chúng ta, sẽ luân lưu tiếp diễn cho đến tận
cõi vô cùng. Vì vậy trong trái tim tôi hoa Dã Quỳ vẫn nở bên hơi thở nồng nàn
của màu hoa cúc trắng tên bạch liên châu.
T.H
Trích từ “những
mảnh đời biệt xứ”
No comments:
Post a Comment