Saturday, March 2, 2013


QUÁN ĂN DÀNH RIÊNG CHO TÀU CỘNG VÀ LỢN

Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

Những ai đã từng xem phim Tinh Võ Môn do Lý Tiểu Long thủ diễn vào khoảng năm 1972 thì chắc hẳn vẫn còn nhớ một đoạn phim ngắn diễn tả vào thời điểm Thượng Hải bị chia ra từng tô giới của “bát quốc liên quân”, hình ảnh một chàng trai nhà quê Trung Hoa đi lang thang đến một công viên Hoàng Phố trên bến Thượng Hải. Tại đây anh ta đã nhìn thấy tấm bảng “Cấm người Trung Hoa và chó”; nộ khí xung thiên chàng ta đã tung người lên đá bay tấm bảng đó.

Cách đây hơn 40 năm, phim ảnh Hong Kong đã diễn lại những gì xảy ra cách đó hơn 30-40 năm có nghĩa là hình ảnh đó đã xảy ra cả bảy tám chục năm qua, một khoảng thời gian mà nền văn minh nhân loại đã đi một bước thật dài trên tiến trình thăng hoa con người. Cái tưởng không còn có thể xảy ra nữa thì bây giờ vẫn còn hiện hữu ở Bắc Kinh. Vào thời điểm Tháng Hai năm 2013, hình ảnh đó lại xuất hiện tại một tiệm ăn rẻ tiền “Beijing Snack” với hàng chữ “Bản điếm bất tiếp đãi Nhật Bản nhân Phi Luật Tân nhân Việt Nam nhân hòa cẩu (Quán không tiếp người Nhật, Phi, Việt Nam và Chó)”. Cũng may cho anh chàng chủ quán, hàng chữ này anh ta viết ở Bắc Kinh. Nếu hàng chữ này anh ta viết tại Sài Gòn, Hà Nội, Tokyo, Osaka, Manila hay bất kỳ thành phố nào trên thế giới thì không một ai có thể lường trước được hậu quả của nó như thế nào. Ðiều này cũng chứng tỏ sự hèn nhát của anh chủ hàng quán “Tàu Cộng” này. Nếu anh ta tự cho mình là có dũng khí, có yêu đất nước Trung Cộng, yêu đảng Tàu Cộng thì hãy viết thử những hàng chữ đó ở các nước bên ngoài Trung Cộng xem sao. Mong lắm thay! Hay chỉ là thứ chó cậy gần nhà!

Khi anh chàng chủ quán Beijing Snack Tàu Cộng vênh váo xếp hạng người Việt Nam, Nhật và Phi ngang hàng với chó, không hiểu những nhà lãnh đạo Việt Nam nghĩ gì? Vì “không cần biết ông là ai! Không cần biết ông ngày sau!” Có nghĩa là từ ông tổng thống, thủ tướng, tổng bí thư, chủ tịch nước, ban chấp hành trung ương đến người nông dân, công nhân, homeless của các nước đó đều ngang với chó cả. Tôi thiết nghĩ không phải chỉ có cá nhân của anh chàng chủ quán Beijing Snack đó dám cả gan viết hàng chữ đó ra mà trong chế độ cộng sản chắc chắn đều có bàn tay công an cộng sản dính vào. Không phải tự nhiên dân Tàu Cộng dám ngang nhiên đập phá các cửa hàng người Nhật, dám nhảy xổ ra bẻ cờ trên xe đại sứ Nhật. Không xem công an đảng ra gì cả.

Những ai đã đến khu quảng trường Thiên An Môn (trước cửa Tử Cấm Thành) trong những năm gần đây đều biết rõ công an bao trùm khám xét tất cả mọi ngõ ngách vào khu quảng trường, một con muỗi cũng khó bay qua lọt. Ai đã vào đến quảng trường đều bị cấm bỏ bất cứ những gì mình đang đeo trên người xuống đất như backpack, như túi máy hình, v.v... dù chỉ là ít giây thôi. Họ rất sợ mọi chuyện xảy ra trên quảng trường này, nên nói rằng công an Trung Cộng không biết một tí gì về hàng chữ này thì thật là lạ. Không những hàng chữ chỉ viết bằng chữ Hán mà còn viết cả bằng tiếng Anh, cố ý cho người ngoại quốc đọc.

Tuy nhiên, điều này vẫn chưa phải là điểm then chốt trong câu chuyện ví von người và chó, mà đây là hệ lụy của một nền giáo dục Tàu Cộng đầy tự ti mặc cảm trong quá khứ lịch sử. Triều đại Mãn Thanh sau khi chiếm trọn ngai vàng triều đại Minh và đô hộ dân Hán hơn 250 trăm. Nhưng đến thế kỷ 19 thì triều đại Mãn Thanh lại bị các cường quốc Âu Châu và Nhật nhảy vào xâu xé. Một trăm năm trước đây, đời sống của dân Trung Cộng dưới thời liệt cường Âu Châu thống trị quả thực là khổ như chó. Ðây là một vết thương nhục nhã của Trung Hoa. Nhờ công lao của Bác Sĩ Tôn Dật Tiên, nước Trung Hoa ra khỏi điều nhục nhã ấy vào năm 1911. Nhưng sau đó lại bị cộng sản cướp chính quyền. Một cuộc đại cách mạng văn hóa do Mao Trạch Ðông khởi xướng đã chôn vùi đi tất cả văn hóa xưa kia (hơn 2,500 năm từ thời Khổng Tử).

Văn hóa cộng sản là một thứ văn hóa tồi tệ nhất trong lịch sử Á Châu. Ðấu tố giai cấp, tình yêu giai cấp đã đạp đổ đi tất cả mọi truyền thống cũ. Ðể sống sót trong hệ thống cộng sản, con người buộc phải sống thay đổi nhiều bộ mặt để có miếng ăn, để có chỗ ngủ. Ðời sống dạy cho cán bộ, cho người dân phải biết cách luồn lách, biết cách nịnh bợ, biết cách sống giả nhân giả nghĩa, biết cách bè phái tham nhũng hối lộ để sống còn trong xã hội đó. Có người nào trong tổ chức chính phủ và đảng của Trung Cộng ngày nay đã không từng là những Hồng Vệ Binh năm xưa dưới thời của Mao Trạch Ðông. Những hung thần con nít đó đã làm lại lịch sử và nền văn hóa cộng sản cho đất nước Trung Hoa.

Nền văn minh ngày nay mà Trung Cộng dạy cho dân là sự vô lễ, không có kính trên trọng dưới, chỉ biết chen lấn chụp giựt, ăn nói không tôn trọng những người chung quanh, buôn bán thì lọc lừa, gian trá, ăn cắp trí tuệ, làm hàng nhái thành một hệ thống suốt từ các công ty quốc doanh lớn đến quốc doanh nhỏ. Giai cấp thống trị đảng thì dùng đủ mọi danh từ hoa mỹ để bôi son trét phấn cho chế độ, thực chất là một giai cấp bóc lột người dân đến tận xương tủy. Một nền văn minh không văn hóa như thế, Trung Cộng chẳng có gì để đáng mà hãnh diện!

Các đoàn du khách khắp nơi trên thế giới, đi đến đâu mà gặp đoàn du lịch Trung Cộng thì ai cũng ngán ngẩm ra mặt. Ăn sáng trong khách sạn lỡ mà gặp đoàn Trung Cộng, đứng xa nhìn thấy không khác gì một lũ người rừng giành nhau ăn. Tôi có nhiều dịp đến nhiều nơi trên thế giới mới nhận thấy rằng người Việt mình đã bị Tàu Cộng tô đậm nhiều nét dối trá về các thắng cảnh của họ.

Thắng cảnh Trường Giang làm sao có thể làm du khách bồi hồi như con sông Nile của Ai Cập với bao nhiêu đền đài từ hơn 3,000 năm trước. Nga Mi Sơn của Tứ Xuyên làm sao sánh nổi với Machu Picchu của Peru. Một đoạn Trường Thành đã được sửa sang lại cho du khách ở Bát Ðạt Lĩnh cũng không hơn gì đoạn Trường Thành ở Jaipur, Ấn Ðộ. Thắng cảnh Hoàng Sơn, Vân Nam sao hơn được Capadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tử Cấm Thành (kiến trúc như hàng mã) sao hơn được lâu đài Versailles của Pháp. Thạch động trang trí đèn xanh đèn đỏ Lô Ðịch Quế Lâm làm sao so với Postojna Cave của Slovenia. Những tượng Phật điêu khắc trong núi làm sao so với Abu Simbel của Ai Cập, làm sao so với Angkor Wat của Cambodia hay Borobudur của Indonesia. Ngôi đền thờ chùa chiền nào của Trung Cộng có thể so sánh nổi với Blue Mosque của Istanbul, với Kim Tự Tháp Pyramic của Ai cập, với Shwedagon của Miến Ðiện. Dòng sông Li Giang Quế Lâm sao hơn nổi Vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Còn về văn hóa người dân Trung Cộng có gì để so sánh với người Nhật. Những trận thiên tai động đất năm 1995 tại Kobe và mới đây nhất là trận thảm họa sóng thần Fukushima giáng vào nước Nhật. Dân Nhật mất mát nhiều nhưng đồng thời họ cũng chứng tỏ cho cả thế giới biết về tinh thần dũng cảm, trật tự, hy sinh, tương trợ từ người lớn đến một đứa bé 9 tuổi. Làm sao một đất nước hung hãn, kiêu căng nhưng kém văn minh như Trung Cộng có thể chiến thắng được một đất nước thể hiện được một trình độ văn minh cao như Nhật. Du lịch đến Nhật, du khách còn có thể tìm hiểu văn hóa riêng biệt của dân tộc Nhật như Hoa Ðạo, Kiếm Ðạo, Cung Ðạo, Võ Ðạo, Trà Ðạo, Thiền Ðạo hay cung cách xử thế của người Nhật với mọi người chung quanh. Còn Trung Cộng có gì!

Còn với dân tộc Việt Nam thì lịch sử trường tồn của đất nước này cho đến ngày hôm nay cũng đủ chứng tỏ cho Trung Cộng hiểu rằng dân tộc Việt Nam vẫn hiên ngang sống, vẫn không bao giờ bị Hán hóa.

Càng ngày Trung Cộng càng hợm hĩnh, kiêu căng dạy dân gây chiến khắp nơi. Thế kỷ 20 nhà Mãn Thanh sụp đổ. Thế kỷ 21 triều đại Trung Cộng cũng sẽ sụp đổ theo thời gian, lúc đó một đất nước Trung Hoa văn minh đích thực sẽ ra đời. Hy vọng ngày ấy con người Châu Á mới có thể ngồi lại cùng nhau nói chuyện.

Một ngày nào đó không còn những tệ nạn tham nhũng thối nát quan liêu của chế độ cộng sản, nếu có dịp trở về “đầu tư” tại Sài Gòn hay Hà Nội, tôi sẽ mở ra một nhà hàng tươm tất hơn cái quán snack “Tàu Cộng” bên góc đường Hậu Hải ở Bắc Kinh, những hương liệu mà nhà hàng nấu sẽ được bảo mật vì những món ăn đó chỉ để dành riêng cho lợn và cho những tên cán bộ Tàu Cộng. Hàng chữ “This shop doesn't receive The Japanese The Philippine The Vietnamese and Dog” trước cửa nhà hàng sẽ được thay và viết ngắn hơn “For Communist members and pig only!” (Nhà hàng chỉ đón tiếp cán bộ Cộng Sản và lợn).

 

No comments:

Post a Comment