Tuesday, February 19, 2013


TIẾC CHI EM, MỘT LỜI ĐƯA TIỄN

NHẬT NGUYỄN

(Hồng Thị Dã Quỳ)

 
















 
Em tiếc làm chi một lời tiễn biệt

Khi ta trời Tây cùng ta trời Đông

Trăm con suối về đổ giòng xuôi ngọn

Níu kéo mỏi mòn cũng nhập nhánh sông

 
Em tiếc làm chi một lời yêu thương

Cho ấm chút hồn ẩm mục trơ xương

Có rất nhiều điều không cần bày tỏ

Nhấp vài bước đi đã thấy cuối đường.

 
Em tiếc làm chi một đời cây khô

Nhựa rã gốc sần lắm những lần mưa

Quạnh hiu góc đời mòn thân đá cũ

Tay với không cùng ghì cuộc tình xưa

 
Em tiếc làm chi một lời đưa tiễn

Đời như giòng sông như nước xuôi dòng

Nước xuôi theo dòng đôi lần muốn ngược

Em xuôi dòng tan biến ngọn mưa trong.

 
Nhật Nguyễn (Hồng Thị Dã Quỳ)

Saturday, February 16, 2013


CÀ PHÊ

T. Skjæveland

Tuy cà phê mới du nhập theo chân người Pháp vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, nhưng cà phê cũng đã trở thành một loại nước uống mang tính "nghệ thuật" cao. Nhiều văn nghệ sĩ coi việc uống, thưởng thức cà phê là một cái thú tao nhã trong cuộc sống. Bởi lẽ, uống cà phê không tốn mấy tiền và cái quan trọng là được nhìn "giọt thời gian" chầm chậm buông xuống vỡ ra... Mỗi giọt rơi, như thể cuộc đời mình ngắn đi tí chút!

Nhắc đến cà phê, là gợi đến mùi hương có một không hai. Thơm nồng, đằm thắm. Manh một chút mô phạm cổ điển, một chút hoang dã nồng nàn.

Cà phê là một loại thức uống thông dụng của Việt Nam. Người Việt ta uống cà phê rất cầu kỳ, cách pha chế khác nhau như cà phê đen, cà phê sữa, cà phê đá, cà phê sữa đá...v v... Thông thường người ta hay uống cà phê sữa đá hay cà phê đá. Ở Vũng Tàu nếu đêm về ngồi trong một quán cà phê nhìn ra biển với những con tàu lấp lánh ánh đèn, có lẽ nhâm nhi ly cà phê sữa nóng với vị đăng đắng của cà phê, ngọt béo của sữa pha lẫn mùi biển... thật tuyệt vời. Uống cà phê không phải chỉ uống cho no bụng rồi vội vã đi về, uống cà phê với tâm trạng mà vợ hiền, mẹ già đang trong ngóng, đợi chờ ở nhà, uống cà phê mà cứ lo lắng nhớ lời vợ dặn "phải đi rước thằng Cu ở trường lúc tan học"... thì chẳng khác nào như đang bị tra tấn. Uống cà phê là phải uống bằng cả một tâm hồn, bằng cả một tình cảm, bằng một sự đam mê thực sự, lúc ấy ta mới thấy cái thi vị của cà phê.

Tôi có lần đến một thành phố bình yên, không xôn xao, nhiều sương mù, mát lạnh, Ban Mê Thuột vùng đất đỏ bazan trù phú với bạt ngàn cà phê là cà phê... Không giống như quê tôi, quê tôi Vũng Tàu chẳng trồng được cây cà phê nào cả? Tôi đến thăm xứ cà phê, chỉ để biết thêm về cà phê. Những người ở đây trồng cà phê nhưng ghiền cà phê thì hoàn toàn hẳn là không đúng!

Chẳng giống như người dân Sài Gòn... sáng, trưa, chiều, tối... lúc nào cũng có thể cà phê được? Tuy không ghiền theo kiểu sáng-trưa-chiều-tối, nhưng mà mỗi lần nghe rủ "đi uống cà phê" (theo cách gọi của mọi người. Thực ra là đi đến quán cà phê để uống-các-loại-nước-khác chứ không phải là cà phê). Tôi vào quán cà phê, sau một hồi nhìn từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, nhìn vòng vòng lại phải order một ly cà phê sữa nóng thơm phức cho đức lang quân... cho ra dáng vẽ là " đi uống cà phê ". Còn tôi thì khiêm tốn... "Cưng, cho cô xin một trái dừa tươi nha". Mời quý bạn vào cà phê GIÓ NAM uống thử một ly cà phê giữa mùa gió. Giá 1 ly là 5000 đồng, có nhạc Khánh ly, Lệ Thu và cả tiếng đàn của Vô Thường . Hãy nhìn vào một ly cà phê vừa nghệ thuật vừa đầy hương vị cà phê của dân Sài Thành...

Cũng đôi ba lần ghé qua Nha Trang, cái cách pha và uống cà phê nơi đây cũng giống người dân xứ Ba Mê Thuột. Cà phê pha thật đậm đặc, đen quánh lại... Nếu uống cà phê đá thì chỉ cho vào một cái ly nhỏ và bỏ vào vài ba viên đá tinh khiết nhỏ, cà phê sữa đá thì cũng y chang vậy... nhưng nhớ là ở đây chỉ cho có chút sữa thôi!

Còn ở Hà Nội ghé vào một hàng cà phê sang trọng, sạch đẹp, nổi tiếng càphê Sofitel Plaza (ngắm cảnh tuyệt vời, lên đây mới biết thế nào là Hà nội đêm phối cảnh tổng thể!, có nhạc Jazz, chỉ có điều giá cả chát lắm, Café Liễu Giai, Café Moulin Rouge (hồ Trúc Bạch), cà phê bờ hồ Hoàn Kiếm hay ở Hồ Tây, ngồi mơ màng nhìn ra lòng hồ, cảnh thiên rất hửu tình, sương lờ mờ, nước hồ tuy không trong vắt như " ao thu lạnh lẽo nước trong veo..." nhưng cũng có thể thấy mấy chú rùa con, mấy nàng cá nhở nhơ bơi lội nữa ẩn nữa hiện trong đám rong rêu xanh rì dưới nước...

Tôi có vào một quán cà phê mang tên " Nhớ " chợt nhớ lại một bài thơ rất cũ.

Đừng vì ngang chiều mưa
mà nhớ em, anh nhé
Những chuyện cũ ngày xưa
Đâu dằn lòng đến thế?

Đừng vì qua lối cũ
Ngại ngần những lá rơi
mà gọi em khe khẽ
Xót lòng em, anh ơi!

Đừng chân về quán Nhớ
Để tay úp lên tường
Giọt cà phê đăm đắng
mà gọi lại vấn vương

Đừng gọi về ký ức
Đừng gọi về xa xăm
Bởi tình yêu thành thật
Cũng vơi cùng tháng năm

Có chiều nay mưa đổ
Một mình em khóc thầm... .

Ở Hà Nội, dân đi uống cà phê sẽ chỉ cần nói “cho một ly/một cốc đen đá hay cà phê đá pha sẵn” thế là đủ. Tất nhiên rồi, nếu bạn đã đặt chân tới một miền đất không phải nơi bạn sinh sống thường xuyên, bao giờ cũng có những dấu ấn nào đó làm bạn phải chú ý, lưu tâm đến, đôi khi còn là nhớ nhung nữa.

Nếu gọi ly cà phê sữa hay cà phê đen nóng thì cô hàng cà phê duyên dáng sẽ mang ra cho ta một ly cà phê đã pha và quậy sẳn sàng đâu đó rồi, có thêm một cây quậy bằng nhựa kế bên, chứ không phải là cái muỗng nhỏ, để trang điễm cho thêm phần hấp dẩn món cà phê. Tuy nhiên trên bàn thấy có hủ đường và sẳn một cái muỗng nhỏ trong đó, chắc có lẽ món này để dành cho các chú bác "hảo ngọt" chăng. Tôi nhìn một vòng ở các bàn khác và lại thắc mắc "sao không thấy hủ sữa nhỉ ???"

Cà phê đá pha sẵn ở xứ Bắc cũng trở nên nhạt dần đi, nhiều đá hơn, để biến thành thứ giải khát dễ uống mang tên gọi cà phê. Chỉ lưu ý rằng nếu đã dùng cà phê đá pha sẵn, bạn đừng gọi như thế là “thưởng thức”. Một tách cà phê nóng pha phin tỏa hương thơm ngát ra thế giới, có khi nào hiện ra trong giấc mơ của bạn không?

Không như cà phê Sài Gòn, Vũng Tàu, uống có đá là cho nguyên một ly bự đá... Nên gọi là Đá-cà-phê thì có vẻ đúng hơn nhỉ? Cà phê sữa thì phải đổi lại tên gọi thôi: Cà-phê-chè! Vì nó ngọt như chè vậy... Có một tách cà phê mà nguyên nửa tách là sữa! Nếu muốn uống đậm đặc thì phải nói nhỏ với "cô hàng nước " - " cho xin ít sữa thôi cưng nhé ! "

Cũng là lạ... ở Sài Gòn, Vũng Tàu người ta uống cà phê bằng ống hút! Trừ khi uống cà phê sữa nóng thì không thấy cho ống hút, chắc có lẽ cái ống nhựa đó không chịu nổi sức nóng của nước sôi 100oC chăng ??? Tôi thì không bao giờ chịu được cái cảnh này... thế nào tôi cũng phải quăng cái ống hút đi... dùng muỗng khuấy... lâu lâu đưa lên miệng nhấp một ngụm. Thế nó mới thú... từng giọt cà phê ướt trên môi, chạm vào răng, thắm trên lưỡi... rồi chạy tuốt vào cổ họng. Có nghĩa là phải cho cà phê đi qua tất cả các cơ quan tiêu hóa. Chứ còn hút bằng ống hút... đúng là nó ngộ ngộ làm sao ấy? Hay là mọi người cho rằng dùng ống hút có lẽ sẽ quý tộc, thanh lịch hơn, hay còn đang ngại về vấn đề "vệ sinh công cộng" ???

Các bạn thử một lần uống cà phê bằng ống hút, để thử xem cảm giác với cái ống hút này nó như thế nào... còn tôi, tôi nâng ly thì phải "miệng kề miệng! " thế mới thú vị.

Cà phê sữa đá pha theo phong cách Việt Nam gồm cà phê được pha phin hay pha sẵn, sữa đặc có đường theo tỷ lệ 1 phần nước cà phê, 1 hoặc hai phần sữa tùy theo khẩu vị của người uống. Cà phê sữa này được uống chung với nhiều nước đá. Món cà phê sữa đá cùng với cà phê đen đá là hai loại thức uống từ cà phê phổ biến tại các quán cà phê, cũng như tại các gia đình ở Việt Nam.

Với nhịp sống ngày một nhanh hơn, những người đam mê thưởng thức cà phê qua tiếng tí tách của những giọt đen rơi xuống từ phin lọc ngày một vắng dần, và việc uống cà phê phin có vẻ giống như những níu kéo vô vọng trong nỗ lực làm chậm lại nhịp sống hiện đại ngoài kia. Dẫu những môn đồ của cà phê phin ngày nào có muốn thưởng thức ôn lại hương vị ngày xưa, thì trên thực tế họ sẽ chỉ còn được phục vụ một cách tận tình chu đáo ở những ngôi quán nhỏ và vắng người hơn.

Ngày nay, người ta uống cà phê vì thói quen, và đó cũng là một thứ văn hóa của thời hiện đại: Văn hóa thói quen. Các quán lớn và sôi động nhất ở Sài Gòn, Hà Nội hay những thành phố lớn khác giờ đây đón chào giới trẻ cùng những đam mê của họ về tốc độ, về sự phá cách và cách tân. Thay vì ngồi nhâm nhi thưởng thức một ly cà phê, họ có nhiều việc phải làm, nhiều điều mới mẻ khác đáng quan tâm hơn. Ly cà phê đá pha sẵn đáp ứng được nhu cầu như thế..

Một ngày tôi vớ được một quyển sách. Trong đó nói khá nhiều về cà phê, về những cách khác nhau khi thưởng thức cà phê của từng quốc gia trên thế giới. Điều này cũng khá khác nhau. Từ cách thức pha chế, rang xay đến các nghệ thuật uống, trang trí ly cà phê và thưởng thức, mọi thứ đều rất chi tiết và đầy đủ. Tôi đọc nghiền ngẫm, thấy các điều trong sách viết với nội dung khá lũng cũng và dài dòng.

Tuy thế tôi lại đúc kết được một số thứ và lấy làm thích thú với những ý nghĩa rất đỗi ngẫu nhiên ẩn chứa đằng sau nó. Ý nghĩa của những ly cà phê hay gọi cách khác là "Triết lý cà phê".

Có một số nguyên tắc cơ bản về việc uống cà phê…

Thứ nhất, đó là: Đừng nên hâm nóng lại cà phê. Bởi nếu hâm lại, cà phê sẽ mất hết mùi vị và đắng chát. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.

Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại cà phê cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luôn trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng - những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán, khó chịu thậm chí gây ra sự đớn đau cho chính họ. Quá khứ là những cái đã qua rồi, là một đóa hoa một thời tô điểm đẹp cho cuộc sống, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn và đở đau buồn hơn...

Bạn hãy uống cà phê khi còn tươi mới nóng. Hãy uống ngay khi mới pha xong, bởi cà phê chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Nghệ thuật uống cà phê không giống như ta uống thuốc, ực một cái là xong. Đã gọi là nghệ thuật thì không nên hấp tấp vội vã, hãy thưởng thức ngụm cà phê nóng đầu tiên với cảm giác sảng khoái, để thấy sự tuyệt vời trong đó....
 
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay, khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết hãy sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn. Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly cà phê và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ - đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi.

Thứ hai, đó là : Hãy rang cà phê đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn cà phê sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô cà phê sẽ chỉ là nước loãng....

Nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi sự quan tâm, săn sóc trong tình cảm hay tình yêu vậy. Nó nhắc ta biết cân nhắc và trân trọng với những gì đang có. Sự quan tâm quá mức, đôi khi không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt, tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.

Thứ ba, đó là: Đừng cố sử dụng lại bã cà phê, vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha…

Nên dứt khoát trong mọi công việc và trong tình cảm. Đừng cố gắng vớt vát những thứ không còn thuộc về mình, hay nhũng việc mà ta đã lập đi lập lại nhiều lần rồi. Việc không sử dụng lại bã cà phê cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến điều gì, khi mà ta đứng núi này, trông núi nọ. Tập trung và trân trọng những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị cà phê thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng hạnh phúc cho bản thân.

Để có được một ly cà phê ngon - người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể thiếu sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly cà phê cuộc sống đã nói lên rất nhiều...

Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Hay cùng người tình trăm năm. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly cà phê thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt...

Nói về café thì không bao giờ hết. Cứ từ từ uống, từ từ tìm thưởng thức và từ từ tìm hiểu một " triết lý cà phê ".

Buồn, vui... tìm đến tách cà phê
Tình tang chiếc muỗng khuấy tràn trề
Sương lạnh đến tay không giá buốt
Khuấy tan ngọt đắng, thắm mềm môi.

Đá ơi lòng lạnh sao tan sớm
Để nước kia sầu mộng lắm nơi
Nhâm nhâm đậm đắng môi là thế
Đã hết đâu sầu, hồn tã tơi ???

Vắng người hôm trước... đợi người dưng
Ai đâu không đến, trách tôi đừng
Lối mây lạc cốc cà phê đắng
Ngọt đắng xuôi lòng, dạ dững dưng...

Tuy nhiên ở Châu Âu nghệ thuật uống cà phê có hơi khác với Việt Nam ta. Tách men dùng để đựng cà phê, ly dùng để uống nước ngọt, sinh tố hay bia. Thông thường họ uống cà phê nóng và cà phê không, có nghĩa là không có bỏ chi vào cà phê cả. Cũng có vài nước họ uống cà phê với sữa kem, với kem hoặc họ còn pha chế rượu có mùi cà phê như Baileys, như Sheridan 's (đây là một loại cà phê liqueuer hảo hạng) uống loại rượu cà phê này phải có một loại ly riêng biệt khi thưởng thức nó. Không những uống cà phê để thưởng thức mùi vị mà họ còn trang trí những ly cà phê rất đẹp, rất cầu kỳ. Không thể dùng tách, ly lẩn lộn khi uống cà phê được.

Mời các quý đọc giả thưởng thức màu sắc của những ly cà phê đến từ Norway, England, France, Netherlands, Germany, Canada và Spain để chúng ta biết thêm về cách thưởng thức cà phê của người Châu Âu, không chỉ thưởng thức bằng vị giác mà còn về thị giác và bằng cả tâm hồn nữa.

T. Skjæveland

BIẾT LÀ ĐỦ
PHẠM KHẮC TRUNG

(Canada)






Năm đó tôi học lớp Đệ Tứ, là năm đầu tiên lên Saigon học nên tôi ghi danh trễ phải học buổi chiều, trong khi chị và các em tôi đều học buổi sáng tại các trường học địa phương.
Chị lớn tôi bị bệnh phải mổ thay đốt xương sống, nằm điều dưỡng tại bệnh viện Bình Dân trên đường Phan Thanh Giản một thời gian dài. Mỗi sáng mẹ tôi xách làn đi chợ mua đồ ăn trong ngày về quăng ra đấy, rồi tức tốc đi xe đò lên nhà thương thay thế chăm sóc chị cho bà bác tôi về nhà ngủ. Chiều thức dậy, bác tắm rửa, ăn cơm tối xong mới lên thế chỗ cho mẹ tôi về.
Không có chó mèo phải dọn dẹp. Mỗi sáng thức dậy, tôi thái thịt, lặt rau, vo gạo, nhóm bếp nấu cơm lo nguyên ngày cho cả nhà. Xong xuôi, tôi ăn trước rồi chuẩn bị đi học, chị và các em tôi đi học về ăn trưa rồi rửa chén bát, nồi niêu... “Khéo tay không bằng hay làm”, nhờ vậy mà thằng con trai trưởng trong gia đình là tôi lại rành chuyện nấu ăn hơn cả chị và các cô em gái.
Khi vết thương đã lành, chị tôi đang tập đi để tuần sau xuất viện, thì bị trúng đạn pháo kích của Việt cộng ngay phòng kế bên khoảng giữa đêm, sức ép của quả pháo hất chị văng xuống giường gẫy xương trở lại, chị tôi mất lúc 5 giờ sáng cùng ngày.
Tôi có thói quen thích dậy sớm học bài, nhất là sắp thi đệ nhị lục cá nguyệt nên tôi dậy sớm hơn mọi khi. Mới hơn 5 giờ, đứa em gái kế tôi hối hả chạy ra bàn tôi đang ngồi học, cô vừa dụi mắt vừa run giọng kể, “Em vừa mơ thấy chị Nhung, chị kêu đau lưng lắm nhưng phải đi gấp! Không biết có điềm gì?” Thế là hai anh em lo âu, bó gối ngồi kể chuyện cho nhau nghe chờ trời sáng. Đến hơn 7 giờ thì bà bác trở về báo hung tin... Xong đám tang, gia đình tôi trở về nếp cũ, việc bếp núc bấy giờ đã có mẹ lo.
Ít tháng sau, ba tôi có vẻ nhớ khẩu vị thức ăn tôi nấu, nên ông bày vẽ tổ chức nấu ăn đua có thưởng cuối tuần. Đồ ăn thức nấu mẹ đi chợ mua giống nhau, tôi chỉ hơn chị và em nhờ khéo phân chia gia vị, và giải nấu ăn ngon trong nhà luôn thuộc về tôi.
Nắm được bí quyết trong tay, tôi tập thêm thắt gia vị cho những sinh hoạt hàng ngày. Khởi từ những câu chuyện vu vơ qua vô tuyến truyền tai giữa chúng bạn, thấy bạn bè thích, tôi thừa thắng xông lên đưa dần vào lớp học, từ những câu buông đùa vô thưởng vô phạt, đến những lời giỡn phá vui tươi của tuổi học trò... Dần dà, tôi góp nhặt những mẩu chuyện vui bên lề, thêm mắm thêm muối cho có hào hứng và thích hợp với môi trường, viết làm quà cho chúng bạn mua vui. Bài tôi viết ra, cũng có người khen hay, khối người chê, “Vớ vẩn”. Có người khuyến khích, “Viết dí dỏm, có triển vọng”, lắm người phán, “Viết tầm phào”, hay “Bố cục lỏng lẻo”. Cũng có người vì tò mò mà tìm đọc, nhưng thích thú như cô bạn học luôn thúc giục rằng, “Viết đi cho tui đọc”, thì chỉ đếm được mỗi một người. Phải chi tôi học với cô lâu hơn, hay có được vài người bạn như vậy, chắc giờ này tôi đã viết văn hay?
Mấy hôm trước vô tình gặp tấm Thẻ Sinh Viên năm thứ Nhất, tôi đem khoe chị Thọ diện mạo mình. Chị bảo, "Mặt mũi này giống cậu học trò khoảng 13,14 tuổi, các 'chị' chạy hết, hihi!"
Sự thực còn tệ hại hơn vậy. Có cô bạn lúc ấy chưa chồng mà tuyên bố sẽ gả con gái cho tôi đấy thôi! Bởi vậy nên tôi mới để râu và tóc dài phủ tai trông cho ra vẻ phong độ một chút, vậy mà vẫn không qua được mắt chú Lê Ngọc Hiển, chú phao tin trong trường rằng, "Mặt thằng Trung búng ra sữa, nó để râu đặng cua đào già!" Thế có ức không?
Hồi đó tôi chơi thân với hai cha con chú. Chú Hiển trước kia là phóng viên thể thao, sau này chú chạy công văn, liên lạc lo thủ tục hành chánh cho trường, còn cô con gái tên Hằng làm thư ký trực điện thoại. Hằng bằng tuổi tôi nhưng đã có chồng. Hằng lên tiếng cáp tôi với em Hằng tên Hạnh, cả chú thím Hiển đều hoan hỷ tán thành. Hạnh lúc đó mới 12, còn ngây thơ chưa biết gì về ba cái chuyện nhân ngãi vợ chồng, mỗi lần tôi đến thăm, vẫn thấy Hạnh nhẩy cò cò hay chơi chuyền trước cửa. Thím Hiển bảo, "Thím không tính tiền gạo, thím giữ hộ sáu năm, lúc đó Trung cũng công thành danh toại rồi, chú thím gả cho!" Chú Hiển cười ha hả độp thêm, "Lấy Hạnh Trung không cần để râu nữa!"
"Nhất ngôn ký xuất... cái gì... mã năng truy!" Bớ chú thím Hiển và Hằng bây giờ ở đâu? Mau mau đem vợ Hạnh trả cho Trung kẻo Trung nằm vạ bây chừ! Chị Thọ nghe tôi réo thê thảm thế lại an ủi, "Trung viết truyện nhiều khi có thể tìm ra tung tích. Trung sướng ghê hí, tự nhiên ngồi yên mà có người muốn gả con!" Cái số tôi tưởng ngon vậy đấy, bao nhiêu người réo gả con cho, nhưng toàn là gả miệng thôi, chứ nhìn qua nhìn lại chẳng thấy có cô vợ nào!
Mấy cụ nhà mình nói, "Trẻ người non dạ!" Mặt mũi tôi trông như con nít, nên tính tình tôi cũng ngây thơ hết biết luôn. Năm lớp 12 có một anh người miền Trung phát âm rất nặng, anh ở trong nhóm "Tiên Rồng" do Quốc Vụ Khanh Phan Quang Đán hay Mai Thọ Truyền gì đó thành lập. Thỉnh thoảng anh lại xin phép giáo sư ít phút, lên bục tường trình về hoạt động của nhóm và cổ động cho nếp sống văn minh. Một hôm anh gằn to giọng, "Biết đủ là đủ!" Tôi thơ ngây dơ tay hỏi, "Mấy tuổi thì anh biết đủ?" Mà tôi phát âm bằng giọng Bắc rất chuẩn, vậy mà cả lớp lại phá lên cười, Ngô Văn Quỳnh cười đến mức làm ướt ót người ngồi phía trước bị anh ta hăm đục... Thày Phạm Vân Trung dạy Triết tủm tỉm bước xuống cú nhẹ vào đầu tôi, chẳng thấy đau nên tôi không biết thày cảnh cáo hay khích lệ đứa học trò?

Mới năm rồi có cái bài học trong sạch hóa nội bộ đảng. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vạch mặt chỉ tên, “Một bộ phận không nhỏ trong đảng, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp thoái hóa hư hỏng đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ”. Ông Trọng bày tỏ sự bức rứt trước đông đảo cử tri Hà Nội rằng, “Tiêu cực, tham nhũng nhìn đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có, Trung Ương cũng sốt ruột lắm”.
Trong khi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang lại “sâu cách hóa” với cử tri ở Saigon, "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết cái đất nước này".
Thế rồi hơn 700 tờ báo lề đảng và hàng trăm đài truyền thanh, truyền hình cùng vận động rầm rộ cho cuộc thanh lọc nội bộ, tốn không biết bao nhiêu tiền của của người dân. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá Nghị Quyết Trung Ương 4 như một “cuộc tắm rửa vĩ đại nhất” trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Ông quyết tâm trét xà bông, "tắm rửa" kỹ lưỡng từ trên xuống dưới, "kỳ cọ" thật kỹ, thật cụ thể, không xuề xòa, không bênh che, không nể nang gì sất, ông kiên quyết “loại trừ những cán bộ, đảng viên hư hỏng ra khỏi đội ngũ!”
Rồi kinh qua các cuộc họp của Bộ Chính Trị, của Ban Bí Thư, của Ban Chấp Hành Trung Ương, và hội nghị cán bộ toàn quốc… cuộc “tắm rửa” kéo dài cả năm trời để “Nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm loanh quanh, vạch mặt chỉ tên, không phân biệt bất kỳ ai”.
Thế nhưng, khuôn mặt của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chưa kịp rực lên đã lú lại, ông tuyên bố, “Nghị Quyết Trung Ương 4 ban hành trước hết là cảnh tỉnh với những người đang ngủ quên. Bên cạnh đó là răn đe, ngăn chặn những suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống”. Rồi ông hỏi, “Vừa rồi chúng ta răn đe được chưa?" Và cũng chính ông trả lời, "Khối anh sợ đấy!”
“Bộ Chính Trị đã thống nhất 100% xin được nhận một hình thức kỷ luật, và xin hình thức kỷ luật một đồng chí trong Bộ". Nhưng 100% Ủy Viên Trung Ương lại "sợ" cái "thế lực thù địch" nó tấn công bằng "diễn biến hòa bình" làm "bay" chế độ, nên 100% các đồng chí ấy đành hiệp thương với bầy sâu để bảo vệ cái sổ hưu cho mình, và họ đã bỏ phiếu không kỷ luật Bộ Chính Trị và một đồng chí 'sâu chúa': "Ban Chấp Hành Trung Ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính Trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị; và yêu cầu Bộ Chính Trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Cho nên chẳng có ai bị vạch mặt, chẳng có ai bị chỉ tên, tất cả cán bộ, đảng viên hư hỏng vẫn an nhiên trong đội ngũ, y như cũ! Một điều hết sức khôi hài là 100% Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ủy Viên Trung Ương đều không biết mặt mũi cái "thế lực thù địch" mà họ ra rả nói tới nó tròn méo thế nào, cái "diễn biến hòa bình" ra sao, cái "trào lưu Dân Chủ" là gì..., vậy mà cứ sợ vu vơ, sợ những gì họ không biết, giống như cái sợ của A Pó dưới đây (Trích):

Một người làm trong ủy ban Kế Hoạch Hóa gia đình người Kinh công tác trên miền núi, gặp vợ chồng A Pó mới 25 tuổi, nhưng đã có 6 đứa con.
Anh ta chê, "Chúng mày kém, nghèo mà đẻ lắm. Càng đẻ càng nghèo, trách nào chả bằng một góc người Kinh."
Bị chạm tự ái, A Pó bảo vợ, "Tao với mày tối nay phải đến nhà thằng giáo viên người Kinh xem nó 'ấy' vợ nó thế nào mà thằng kia bảo mình không bằng một góc của tụi nó".
Tối đến, A Pó cùng vợ rình nhà giáo viên người Kinh. Nhà sàn hơi cao, A Pó không nhìn thấy gì bèn bảo vợ đứng lên trên lưng mình để xem.
Vài phút sau, vợ A Pó trèo xuống, mặt hơi đỏ. A Pó hỏi, "Thế nào? Mày thấy gì không?"
Chị vợ thèn thẹn lắc đầu, "Vợ chồng ông giáo 'ấy' cũng thế. Chả khác gì lúc mình 'ấy' tôi cả".
A Pó tức lắm, lầm bầm, "Thằng kia đã bảo khác là khác. Để ông đứng trên vai mày ông xem".
Năm phút sau, A Pó trèo xuống đất, mặt xanh mét, chân tay run lẩy bẩy. Vợ lấy làm lạ lắm, nhưng không dám hỏi. Trên đường về, A Pó rỉ tai vợ, "Thôi mình nghèo cũng được, đẻ nhiều cũng được, chứ tao không bắt chước bọn người Kinh đâu. Chúng nó 'ấy' nhau xong... lột da 'thằng nhỏ' vứt vào sọt rác. Đau lắm, tao sợ!" (Ngưng trích)
Để biện minh cho sự bất thành của Hội Nghị Trung Ương 6, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mới giải thích vòng vo tam quốc, đưa ra cái “Triết lý nhóm lò” khi tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 01/12/2012, “Làm sao cố gắng để với tinh thần nhân văn của Bác Hồ. Kỷ luật sắt nhưng với tinh thần tự giác. Ví như nhóm một cái lò, có củi khô, có củi tươi, có củi vừa vừa. Nhưng quan trọng nhất là bước đầu phải nhóm được cái lò lên, tạo thành hơi ấm thì khi đó củi khô, củi tươi đưa vào cũng phải cháy hết. Sâu xa là như thế. Phải đồng lòng, nhất trí hết, nhóm lò lên”.
Ối giời làng nước tôi ơi! Việt Nam có 34% dân số sống tập trung ở đô thị, với tỷ lệ đô thị hoá là 30%. Mặc dù hiện nay Việt Nam chưa làm được con ốc vít cho ra hồn, nhưng Đảng Cộng Sản đang hô hào phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vậy mà đồng chí Tổng Bí Thư lại cổ động bỏ lò tôn mà nhóm lò củi! Có mà lú?
Mà thật ra thì cả "đảng lú" chứ đâu chỉ mình ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lú như người ta thường nhìn mặt đặt tên!
Gặp anh bạn người miền Trung nói nặng của tôi sẽ bảo rằng:
− Đạ bạo rồi! "Đạng lú" là nguyên nhân cụa đọi nghèo và lạc hậu!
PKT

Monday, February 11, 2013


CÀ PHÊ STARBUCK’S
CHÂU ĐÌNH AN
(www.chaudinhan.net)

Đầu tháng 2 năm 2013, cà phê Starbuck, một công ty Mỹ, kinh doanh bán thức uống cà phê đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Sàigon. Trước đó vài tháng, đã có nhiều bài viết trên các báo “lề phải” có tính cách “quảng cáo” miễn phí cho Starbuck. Chưa kể ông chủ ngành cà phê nổi tiếng ở Việt Nam là ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đã tự trấn an cho mình cũng như giới ghiền cà phê Trung Nguyên là, không sao đâu, Trung Nguyên không có sợ người khổng lồ Starbuck! Vì Starbuck không có văn hoá cà phê!
Starbuck từ một cửa hàng bán cà phê nhỏ, xuất phát đầu tiên từ thành phố Cao Nguyên Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1971 cho đến bây giờ là năm 2013, theo bách khoa tự điển toàn thư, Starbuck đã phát triển chóng mặt với số tiệm lên đến 20,366 tiệm trong 61 quốc gia. Tại Hoa Kỳ có 13,123 tiệm, 1,299 tiệm tại Canada, 977 tiệm tại Japan, 793 tiệm tại Anh Quốc, 732 tiệm tại China, 473 tiệm tại South Korea, 363 tiệm tại Mexico, 282 tiệm tại Đài Loan, 204 tiệm tại Philippines, và 164 tiệm tại Thailand.
Cà phê là thức uống hết sức bình thường từ lâu nay, ngay cả những năm 1970 đến 1990 nhiều nơi ở Mỹ còn cho không, ví dụ trên các chuyến bay, hoặc trong các công sở đều có máy cà phê cho uống thả dàn. Thế nhưng kể từ khi Starbuck mó tay vào chất cà phê này, thì toàn cầu đã thấy chất cà phê trở nên giá trị. Nếu không có thực phẩm thì con người sẽ chết, nhưng nếu không có cà phê thì… cũng chẳng sao? Nhưng nếu bây giờ giả như không có cà phê Starbuck thì nhân loại sẽ thấy thiếu thiếu một cái gì đó.
Do đâu mà Starbuck trở thành đế chế cà phê chiếm lĩnh thị trường từ thế giới tự do Anh, Mỹ, Pháp, Canada, đến các nước độc tài như Trung Quốc, và bây giờ là Việt Nam, bắt đầu ào ạt uống cà phê Starbuck và không ngại chi tiền cho ly cà phê nổi tiếng này?
Khi mở cửa hàng cà phê Starbuck tại Trung quốc vào năm 1999, người ta đã cho rằng Starbuck sẽ thất bại, vì người Tàu từ ngàn năm qua chỉ uống trà Tàu, thế nhưng theo thời gian, bây giờ là năm 2013 và dự báo cho biết đến năm 2014, Trung Quốc là quốc gia uống cà phê Starbuck mạnh nhất chỉ sau Hoa Kỳ, và doanh thu của Starbuck tại Trung Hoa chỉ đứng sau doanh thu của Mỹ mà thôi.
Như thế, có phải Starbuck có những ly cà phê ngon hay không? Xin thưa là tất nhiên, có những ly ngon theo từng “gu” của mỗi người, mỗi lứa tuổi. Và điều chính yếu cà phê Starbuck đã thay đổi được cái suy nghĩ tiêu cực về chất cà phê là, cà phê Mỹ sẽ thất bại vì nhạt quá, không đậm đặc sóng sánh như cà phê “phin” của mình!
Ghi chú nhỏ: Tác giả mách cho bạn uống thử ly cà phê Starbuck xem có ngon như cà phê sữa đá của VN không nhé. Bạn hãy gọi như sau: Ice Expresso Venti, 4 shot and 3 White Moca
Bạn uống thử đi sẽ thấy ra sao.

Khi làm ăn, bước vào thế giới doanh nghiệp, ngoài chất lượng không thôi, cái còn lại là biết làm thế nào, để cho người tiêu thụ cảm nhận được một khi tiêu dùng hàng của mình, là mình biết chơi, là biết cách sống, biết thụ hưởng. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, ta gọi đó là “Life Style”. Khi Starbuck tung ra chưởng lực Free Wifi, những quán cà phê của họ có những người ngồi bên ly cà phê Starbuck với chiếc máy computer Mac Book, để làm việc và lướt mạng, rồi khi Apple bùng nổ với iPhone, ta thấy mốt ngồi quán cà phê Starbuck, bên ly cà phê có nhãn hiệu “người cá nữ xoã tóc màu xanh lá cây đậm” và chiếc iPhone, iPad… thế mới là biết chơi.
Cung cách sống của thế hệ trẻ là như thế, cho dù có những người ngồi nhâm nhi cà phê Starbuck, mà chẳng có gì làm trên mấy cái computer và iPad, iPhone… thế nhưng họ vẫn thích ngồi, ngó trời trăng mây nước và thể hiện “đẳng cấp” sống của mình. Hơn nữa, ông bà mình bảo “năng nhặt chặt bị”, cà phê Starbuck một ly giá cao lắm đến gần 5 đôla (ly Caramel Maciato) là hết cỡ, ly rẻ nhất là cà phê đen, gọi là Dark Roast gần 2 đô. Dễ mua, dễ xài, và lượm bạc một đô, nhưng lượm từng giây phút đã nâng cái túi của công ty này thành tiền tỉ đôla hiện nay. Chưa kể, bây giờ Starbuck còn đi xa hơn thế nữa, khi họ bán thêm thức uống ngoài cà phê như nước trái cây, nước ngọt, lại còn ăn nhẹ như bánh mì kẹp thịt, kẹp tuna… Và cái logo của họ bỏ hẳn chữ Coffee luôn để bán đủ thứ…, như Apple đã bỏ chữ “Computer”, vì làm thêm iPhone, iPad, iPod… và Starbuck rất thính tai, thính mũi… vì họ biết, ai cũng phải xài tiền với Starbuck, cho dù không biết uống chất cà phê, thì uống nước trái cây có logo của họ trên cái ly giấy.
Bỏ qua cái chuyện “văn hoá” cà phê như ông Trung Nguyên tuyên bố, vì khi làm ăn, thương hiệu của bạn được nhìn nhận thì tự nhiên cái văn hoá nó đến. Starbuck có một chiến lược, chiến thuật nhìn xa trông rộng, nó phân chia từng vùng, từng giai cấp thợ thuyền, chủ nhân, giàu có, nghèo hèn, đều có thể có một lần ngồi lê la nơi quán của nó, để thưởng thức và nhấp chất cà phê của nó. Chưa kể, nó còn tạo cái không gian cho bạn ngồi họp hành business, tán gẫu, hẹn hò tình nhân, và là nơi bù khú đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, mà bạn chẳng phải chi đồng nào, chỉ vài đô la cho ly cà phê mà ngồi free suốt buổi, lại còn free wifi mặc sức tung hoành trên mạng internet. Đấy mới là cái hay của nó, hơn thế, khi mua cà phê, cầm cái ly có logo thương hiệu của Starbuck mới là biết… cách sống!
Tôi là một nhạc sĩ, có lẽ nhiều bạn nghĩ rằng tôi chỉ biết viết nhạc và ca hát này nọ. Không phải như thế, cần nói một chút về tôi là, tôi rất yêu công việc kinh doanh, tôi bước vào thế giới doanh nghiệp suốt 25 năm qua, đi học nhiều lớp về tiếp thị, về quản trị kinh doanh, ở Hoa Kỳ và hiểu biết về sự thất bại cũng như thành công trong doanh nghiệp ra sao. Với sự cộng tác của nhà tôi, một phụ nữ đam mê và giỏi kinh doanh, chúng tôi đã có những lúc thành công mỹ mãn, và có lúc thất bại ê chề, như con diều bay có lúc bay cao vút, lồng lộng không gian… rồi có khi đứt dây rơi xuống vực sâu. Nhưng, chúng tôi vẫn đứng dậy làm lại từ đầu. Và kết quả rất vui vì thấy hình ảnh tương lai đi tới nó sẽ ra làm sao. Hiện nay công ty MC Spa và MC Nailbar của chúng tôi đang chuẩn bị bán thương hiệu nhượng quyền, ta gọi đó là Franchise. Mà thôi, tôi sẽ nói chuyện kinh doanh đó, trong một dịp khác, bây giờ ta trở lại nói đến chuyện cà phê Starbuck.
Bạn biết không? Hambuger ta nướng sau vườn chắc chắn còn ngon hơn McDonal gấp bội lần, nhưng sao McDonald thành công đến gần 40 ngàn cửa hiệu trên khắp thế giới, mà chỉ có món chính là Buger, Soda và khoai tây chiên. Thế thôi! Làm sao ngon bằng buger của ta nướng sau vườn, vì ta xài toàn thịt bò tươi, khoai tây mới… Còn soda thì đâu chẳng có như nhau. Nhưng sao nếu ta mở cửa hiệu bán buger của ta thì chẳng ai ăn? Xin thưa, văn hoá và cung cách thức ăn nhanh, rẻ tiền, ngon miệng của McDonald đã trở thành cung cách sống, và con nít một khi biết ăn, đã đòi đến McDonald. Do vậy, một khi kinh doanh, phải làm sao tạo cho thương hiệu của mình trở thành “life style” trong đời sống của con người, thì bạn trở thành tỉ phú đôla. Điều này khó mà dễ! Chẳng hạn ông Steve Jobs, sáng lập hãng Apple, chế máy computer, chế tạo phone… Các sản phẩm của Apple trước khi trình làng, đã có chiến thuật, chiến lược tiếp thị cho công chúng, và trở thành “life style” đến nỗi, bạn thấy khi iPhone, iPad công bố giờ, ngày mở cửa để bán, người ta đã xếp hàng suốt đêm, hầu mong có được sản phẩm mới cáo cạnh của Apple trên tay thì mới “đã”.
Thương hiệu có được không phải một sớm một chiều. Có những thương hiệu nổi tiếng một thời gian rồi chết dần, như Buger King chẳng hạn.
Starbuck cà phê là thương hiệu được xây dựng trên nhu cầu, trên thị hiếu, trên cung cách ăn nói và thể hiện lối sống văn hoá. Họ đi từ cửa tiệm, cho đến các máy tự động bỏ tiền, hoặc ngay cả trên máy bay cũng có cà phê Starbuck, và đó là chiến thuật, chiến lược cho người ta nhìn thấy logo màu xanh lá cây của họ ở khắp nơi. Rồi đến những tài tử, ca nhạc sĩ nổi tiếng tay cầm ly nhựa giấy mang nhãn hiệu Starbuck… trên các mặt báo chí. Để rồi, cuối cùng, trước hay sau, thương hiệu cà phê Starbuck hôm nay đã gắn bó với đời sống con người, nhất là cà phê buổi sáng sớm, khi ngủ dậy, không gì thú bằng sau khi tập thể dục, tắm một phát, đến Starbuck nhấp hương cà phê ban mai nhìn ông đi qua bà đi lại.
Người Việt Nam mình có tâm lý vọng ngoại rất cao, nhất là vọng ngoại Hoa Kỳ. Cái gì của Mỹ cũng là nhất. Đối với những người Việt trong nước, khi thấy mắt xanh mũi lỏ, tóc vàng nói cái gì cũng tin theo. Khi về Việt Nam với một số chuyên gia ngành âm nhạc, thâu âm theo lời mời của công ty Khang Thông, công ty thực hiện dự án Happyland ở Long An, tôi đã ngồi nghe các phiên họp bàn về kỹ thuật, khi tôi nói phần này, thì ánh mắt người Việt còn hồ nghi, khi bạn Mỹ tôi (bố của Michael Jackson chẳng hạn) nói thì họ nghe chăm chú tỏ vẻ thán phục sát đất, mà nào ai biết, bạn Mỹ này còn phải học tôi ở một số lãnh vực ngành thâu âm. Do đó, tâm lý vọng ngoại cao phát sinh ra hoang tưởng, tạo cho mình thế đứng không cân bằng với đối tác.
Việt Nam trong nước là thế, do vậy không lạ gì khi Starbuck bước vào Việt Nam mở cửa hàng bán cà phê đầu tiên, đã thấy thanh niên nam nữ Việt Nam xếp hàng dài cho dù mất cả tiếng để được cầm, sờ, nếm, thấy ly “nước thánh” cà phê Starbuck.
Cuối cùng, nghĩ mà thương thay cho, một đảng từng tự hào “đánh đuổi đế quốc Mỹ” chạy có cờ, bây giờ đế quốc Mỹ trở lại Việt Nam không phải với máy bay tàu chiến hay súng đạn gì cả, mà trở lại với cửa hàng Starbuck bán chất cà phê cho con cháu Việt Nam xếp hàng trả tiền, và còn hớn hở hãnh diện reo mừng tự hào với ly cà phê của đế quốc Mỹ.
Ông Trung Nguyên bây giờ chỉ còn một cách là, thương lượng bán lại chuỗi cửa tiệm cà phê Trung Nguyên, để nó chuyển đổi thành cửa hàng Starbuck, như thế ông còn có một số tiền, còn hơn là… “chỉ chừng một năm thôi, là quên lời…trăng trối. Ai có thương tình tôi, chỉ chừng một năm thôi…” (lời nhạc Phạm Duy)
Chưa hết, logo thương hiệu Starbuck và hàng chữ Starbuck Hồ Chí Minh dính liền với nhau, đọc lên nghe hào hùng huyền thoại.
Ôi! Tên của lãnh tụ “kính yêu”, bây giờ phải đứng dính liền và ngang hàng với cửa tiệm cà phê đế quốc Mỹ!
Châu Đình An

Thursday, February 7, 2013


bài viết từ trong nước

ÔN CỐ: CÁI HOANG TƯỞNG CỦA CHÚNG TA

Metamorph














Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại. Chúng ta từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai. Chúng ta nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, Pháp Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến thắng và vì say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt hậu, nghèo đói, bị cô lập.
Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ. Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang Mã Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á hòa bình và trung lập. Sau đó vào tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mã Lai đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ Mã đã hy sinh vì chống …Mã Cộng. Thêm vào đó, ông còn xin lỗi các lãnh đạo Mã Lai vì trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mã Cộng vì “hiểu sai tình hình” (flawed understanding of the situation). Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái Lan đặt ngoài vòng pháp luật. Lãnh đạo Việt Nam chỉ muốn ký kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.
Đồng thời cách nửa vòng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Lần này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đã hứa ở hiệp định Paris 1972. (Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda.)
Như chúng ta đã biết, tất cả đều vô ích. Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị ám ảnh một Việt Nam hung hãn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “lòng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi tiếp Đặng Tiểu Bình, cũng lịch sự gác lại chuyện bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.
Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15 năm. Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xã hội, kinh tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe bò, ăn bo bo, mặc quần áo vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới hòng được chúng ta chìa tay cho mà bắt. Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời vợi. Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mã cộng, Thái cộng không thể khôi phục được lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện. Xét cho cùng, ta vẫn có thể chiến thắng Mỹ mà không cần phải thù nghịch với các quốc gia Đông Nam Á vì họ thủy chung không tiếp tay với Mỹ trong cuộc chiến ngoại trừ Thái Lan (cho mướn căn cứ Utapao) và Hàn Quốc (Hàn Quốc gửi quân tham chiến nhưng Hàn Quốc không thuộc Đông Nam Á).
Ta học được điều gì nếu chúng ta thực sự muốn học? Không nên có nhiều kẻ thù không cần thiết và tuyệt đối không hoang tưởng ta quan trọng tới mức họ cần ta hơn ta cần họ.

Tri tân: Lại hoang tưởng Mỹ cần Biển Đông hơn ta cần Biển Đông. Đệ nhị thế chiến có một nguyên nhân kinh tế và sâu xa hơn, một nhu cầu thời đại. Đó là có vài cường quốc muốn xóa mọi trật tự thế giới để mong có phần của mình trong bối cảnh mới. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên nền tảng Newton đã phát sinh động cơ nổ kéo các toa xe lửa, xe hơi, tàu bè và máy bay. Từ đấy các quốc gia tiên tiến tìm kiếm, bòn rút các thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ thuật. Đức, Ý, Nhật là những cường quốc chậm chân không có thuộc địa để phát triển và tận dụng khoa học kỹ thuật mới. Lấy đâu ra cao su làm vỏ xe hơi? Xăng dầu? Sắt thép? So với các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… thì Đức, Ý, Nhật mạnh hơn nhưng không có tương lai vì không có nguyên liệu lấy từ các thuộc địa. Họ muốn xóa bỏ mọi trật tự cũ hòng mong thế giới chia cho mình cái phần mình đáng được hưởng. Đức tiến chiếm Âu Châu. Không chịu kém, Nhật tiến chiếm Á châu và thế chiến bùng nổ để khởi đầu cho một trật tự mới mà trong đó, các cường quốc nào cảm thấy mình chịu thiệt, phải chiến đấu giành bằng được cái phần mà họ cho rằng mình đáng được hưởng.
Trung Quốc chẳng học được điều gì cả. Họ cần con đường chuyên chở nhiên liệu từ Trung Đông mà họ cho rằng với vị thế của họ hiện nay, họ đáng được hưởng. Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh vòng qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải trình năng lượng đó. Trung Quốc sai ở chỗ nó không tự lượng sức. Thời đệ nhị thế chiến, hải quân hoàng gia Nhật có 20 hàng không mẫu hạm (http://en.wikipedia.org/wiki/Imperial_Japanese_Navy_of_World_War_II) và vẫn thảm bại trước hạm đội 7 Mỹ. Ngày nay Trung Quốc mua được một tàu phế thải, vá víu sửa chữa cho giống một mẫu hạm rồi tập tành chinh phục thế giới. Không cần là một chuyên gia quân sự, ai cũng có thể nhận thấy Trung Quốc phải cần ít nhất 20 mẩu hạm để có thể uy hiếp Nhật, 20 nữa để có thể uy hiếp Ấn và không biết bao nhiêu nữa mới có thể uy hiếp Nga hay Mỹ. Năm xưa Sô Viết sa lầy ở Afghanistan và Cambodia (tiếng rằng Việt Nam sa lầy nhưng chỉ tổn thất nhân mạng, thục ra Sô Viết sa lầy vì phải chi viện đạn, xăng, khí cụ cho Việt Nam) 10 năm sa lầy khiến Sô Viết không dẫy mà chết. Để làm chủ hành lang năng lượng, với bao nhiêu mẫu hạm và nguy cơ đối đầu với một siêu cường có thể sản suất ra một số lượng mẫu hạm không thể ước tính nổi là Mỹ, bao lâu thì Trung Quốc không dãy mà chết? Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Ở vị thế siêu cường số 2, Trung Quốc không muốn thi gan một mất một còn với ai, mà chỉ muốn áp đảo những kẻ không thể tự bảo vệ. Vâng. Nếu Meta là thằng nhà giàu số 2 còn hơn làm thằng nghèo sặc máu hạng bét nếu thua trận. Tốt nhất chỉ nên bắt nạt thằng không thể tự vệ.
Không may Việt Nam ta là thằng không thể tự vệ. Đúng hơn chúng ta là thằng tự xua đuổi đồng minh nên không thể tự vệ. Mới đây một đại tá Việt Nam ông Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư tiến sĩ Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng đã nói: “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung Quốc tốt với chúng ta.” Câu này thật là tai hại. Các tay yêu nước kiểu loa phường thường đòi “bằng chứng đâu?”, “sai chỗ nào?” mỗi khi chúng ta vấp phải những sai lầm chí tử. Thậm chí có bác còn chống chế: “Ứng khẩu nói không thể chính xác như đã soạn trước rồi đọc” khi thấy ông đại tá nói sai be bét. Như chúng ta biết, một giáo viên cấp cơ sở cũng ứng khẩu chứ có ai giảng bài mà đọc từ giấy đâu mà chẳng bao giờ sai. Cái này rõ ràng trình độ ông đại tá có vấn đề. Thì tiện đây, Meta xin phân tích cái tai hại của ông đại tá.
Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển Đông. Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi rủa Mỹ. Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh dự chúng ta ban cho Mỹ vậy. Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng bao giờ thèm tìm hiểu xem tại sao ta có được mỗi năm 100 tỉ tiền đầu tư FDI để phát triển kinh tế. Ta cũng không mảy may lo ngại từ nay cái FDI đó sẽ chuyển hướng sang Miến Điện, nơi thỉnh thoảng không có những trò bẽ mặt như công an quăng nhà ngoại giao Mỹ lên xe cây, làm ngơ khi tổng thống Mỹ xin ân xá cho một vài người phạm tội rất nhẹ và mới đây, qua miệng một đại tá thuộc bộ Quốc Phòng nói thẳng Mỹ luôn luôn có tâm địa xấu với Việt Nam. Vâng điều này vẫn có thể là chủ trương của chính phủ vì nỗi sợ canh cánh những cuộc cách mạng hoa hồng khắp nơi nhưng nói toạc ra điều này nó chặn đứng ngay tức khắc bao nhiệu nguồn trợ giúp đang xúc tiến và sẽ thục hiện giữa 2 nước. Hãy giả thử một mai Trung Quốc nuốt gọn Biển Đông, Mỹ phải làm sao khi “người ta” đã nói thẳng “mày không bao giờ tử tế”? Một kẻ có chút liêm sỉ sẽ không xăn tay áo giúp đỡ ta một khi ta từng mắng mỏ và từ chối mọi hảo tâm của nó.

Hãy đặt mình vào não trạng một người bị cự tuyệt để suy luận phản ứng của họ trong tình huống khẩn thiết nhất. Năm 1975 Mỹ bỏ Nam Việt Nam được thì Mỹ bỏ Biển Đông năm 2012 được. Đối với Mỹ, 1 nước Cộng Sản kéo dài từ Yên Kinh tới Côn Minh hay kéo dài tới Cà Mau (trường hợp Trung Quốc nuốt gọn Việt Nam) cũng vẫn là 1 nước cộng sản, chẳng qua là 1 nước Cộng sản dài hơn 1 chút xíu. Nói khác đi, một Việt Nam do Tập Cận Bình lãnh đạo cũng chẳng khác gì một Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo. Mỹ chỉ quan tâm nếu Việt Nam lột xác thay đổi như kiểu Miến điện thôi. Ngoài ra Cộng Sản nào cũng rứa. Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng nay đã lỡ nói toạc ra rồi thì Mỹ không còn lý do gì lưu luyến nữa cả. Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của tình cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ý.
Việt Nam và Phi Luật Tân cách nhau một chuỗi đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Có 2 con đường hàng hải đi qua Biển Đông là Tây Trường Sa và Đông Trường Sa. Nếu Việt Nam tỏ ý không cần Biển Đông bằng Mỹ cần Biển Đông thì từ nay Mỹ sẽ bỏ Biển Đông như đã bỏ Nam Việt Nam năm 1975. Lịch sử cho thấy mất Sài Gòn không kéo theo mất Mã Lai, Thái Lan, Singapore như chủ thuyết Domino tiên đoán thì mất tây Biển Đông cũng không có nghĩa mất con đường hàng hải phía bên kia Trường Sa phía Phi Luật Tân. Mỹ chỉ cần bảo vệ Mã Lai, Phi Luật Tân, Nhật và các đồng minh khác, những đồng minh chưa bao giờ phát biểu: “Mỹ luôn là kẻ có tâm địa xấu”, dù trong thâm tâm cũng có các quốc gia Đông Nam Á nghĩ như vậy.

Trong lịch sử cận đại và hiện đại, dân tộc chúng ta hứng chịu nhiều cái sai lầm của lãnh đạo nhưng mặc cảm tự ti hóa trang thành tự tôn làm chúng ta không lãnh hội được gì cả. Một chủng loài sẽ đi về đâu khi không thể sửa sai? Một thửa ruộng sẽ cho nhiều lúa hơn nếu chúng ta biết và muốn triệt cỏ năn. Củ năn cũng ngon ra phết. Phải ăn năn đã thì không sợ thiếu lúa.
Metamorph
Hà Nội.

Tuesday, February 5, 2013


Lời Tự Thú Cuối Năm


thơ mhhoàilinhphương.

 
 
 
 



 
 



 
 
 
 
 
 

Sao mình không về hôn em lần cuối?
Năm sắp tàn... đâu lẽ... mãi lìa nhau
Cho nước mắt gom đầy lời trăn trối
Buông tay buồn, nhớ mãi cuộc tình đau

Em yêu mình, tình yêu nào rất lạ!
Mười hai năm như nước chảy trăm miền
Nhưng hồn em vẫn xuôi về biển cả
Mình muôn đời làm quay quắt con tim
 
Từng mùa mưa em vẫn hoài trông ngóng
Một dáng người về mắt đá đen sâu
Nhưng tàn năm em vẫn còn riêng bóng
Vâng, thật rồi! Ta chẳng nợ duyên nhau.
 
M.H.HOÀI-LINH-PHƯƠNG
Saigon – Việt Nam 1980.

 

Monday, February 4, 2013


Chúng Tôi Mọc Rễ Và Yêu Thương...

Lệ Hoa Wilson

 Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới nhất là một hồi ức về mảnh đất tạm dung và quê hương yêu dấu. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.

1. Việt Nam
Chúng tôi gặp nhau và thành hôn năm tôi 30 tuổi, đã một lần ly dị và có hai đứa con.Ông xã thì cũng 30 tuổi và còn là trai tơ. Khi bà chị biết chúng tôi muốn làm đám cưới, bà nói thẳng thắn: “em ơi, một khi lấy Mỹ thì sẽ bị người ta cười chê thúi đầu, vậy sao không lựa một thằng tóc vàng, mắt xanh, cao lớn, đẹp trai để bù lại mà lại đi lấy một thằng tóc đen, mắt nâu, hơi lùn nữa, vậy được cái gì?”.
Tôi nhìn người chị, buồn bã nói: “Chị Hai ơi, em đã có hai đứa con rồi. Thật khó khăn khi em phải vừa kiếm chồng cho em vừa kiếm cha cho hai đứa nhỏ. Ảnh thương em và đối với hai đứa nó thật tốt. Mấy người khác chỉ thương em mà thôi, không cần hai đứa nhỏ!”
Và quả nhiên Trời Phật cũng thương cho những nỗi bất hạnh mà tôi đã nếm trải trong đời nên đã cho tôi không những một người chồng mà còn là một người cha và là một người ơn nữa.
Vùng I chiến thuật lấy Đà Nẵng (nơi tôi và ông xã gặp nhau) làm thủ phủ nên có rất nhiều bộ chỉ huy trong đó có nhà thương của hải quân Mỹ là trung tâm y tế cho tất cả binh sĩ Mỹ trong vùng. Qua khỏi ngã tư Mỹ Khê, quẹo mặt để đi vào núi Non Nước, nằm về phía tây mặt là nhà thương. Tôi đoán nó chiếm trọn ít nhứt là năm mẫu đất với các trung tâm y tế mổ xẻ, chữa trị đủ loại, nhà ở cho binh sĩ và dĩ nhiên là một nhà xác!
Trước mặt nhà thương là một bãi đáp trực thăng để tải các thương binh, các chiến sĩ tử trận từ các chiến trường vùng I. Mỗi lần trực thăng đáp xuống thì con đường xe chạy được các quân cảnh Mỹ chận lại, từng chiếc cáng được vội vã khiêng ra chạy thẳng vào cổng chánh, có người sẽ tỉnh lại với một cái chân nằm đâu đó trong lá rừng rậm rạp, có người sẽ được trở về quê hương dưới lá cờ phủ kín, có người sẽ ngậm ngùi từ biệt những giấc mơ vì cánh tay đã mất, gương mặt đã bị tàn phá, linh hồn đã bị tổn thương.
Vì ông xã thuộc binh chủng hải quân và đóng quân trong nhà thương nên tôi đã có biết bao lần phải ngừng xe, tắt máy, ngồi nhìn những bước chân vội vã, những gương mặt chịu đựng, những ánh mắt buồn hiu của những người tải thương. Mỗi khi có một cái cáng phủ cờ Việt Nam hay Mỹ thì những người Mỹ xuống xe đứng nghiêm chỉnh đưa tay chào vĩnh biệt. Tôi ít khi thấy thương binh ViệtNam, có thể vì họ được chuyển tới một trung tâm y tế khác. Chỉ có một lần tôi thấy một cái cáng được khiêng ra khỏi cửa trực thăng, lá cờ Việt Nam phủ kín. Tôi không thấy mặt cũng như binh chủng của tử sĩ nhưng một người đàn bà đầu tóc rũ rượi , cánh tay quấn băng treo vào vai còn đẫm máu đang lảo đảo nhảy ra khỏi cửa trực thăng. Tóc chị trước kia chắc được cột lại bằng dây thun, nay chỉ còn một vài lọn lỏng lẽo trên đỉnh đầu còn bao nhiêu thì thả dài rối rắm xung quanh mặt.
Bạn ơi, hình ảnh đau thương nhứt không phải là cái cáng có người chết nằm phủ kín lá cờ vàng chói, không phải dòng nước mắt đầm đìa trên mặt người sống sót mà là một miếng băng vải mỏng dùng để quấn vết thương. Nó bị dơ vì đất và máu. Nó chỉ dài bằng một chiếc khăn mùi xoa. Nhưng nó lại được người vợ trân trọng để ngang lên trán, dùng một cọng lạt dừa cột vòng lại sau đầu. Mảnh khăn tang được vội vã quấn tạm thời nhưng sự ly biệt thì chắc chắn ngàn trùng xa cách. Người thiếu phụ Việt Nam đang để tang cho người chồng chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc!
Tôi không ra khỏi xe chào vĩnh biệt người chiến binh nhưng gục mặt vào tay lái nước mắt tuôn rơi khóc thương cho những đứa trẻ đang quẩn quanh trong thôn xóm chờ cha trở lại. Tôi tưởng tượng tới lúc gia đình nghe tiếng chuông reo, mở cửa ra và thấy một người binh sĩ đứng trước mặt với cái nón cầm trên tay. Người mẹ ở ngàn dặm xa kia có ngã xuống vì trái tim tan nát?... Một cái gì dó nhen nhúm trong tâm hồn tôi. Chiến tranh tiếp diễn cho tới một lúc nào đó thì hòa ước được ký, quân đội Mỹ rút lui.
Anh nấn ná xin ở lại Việt Nam và là nhóm binh sĩ cuối cùng ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất vào đầu năm 73. Tháng sáu 73, tôi sanh đứa con trai đầu lòng của anh. Tháng Chín năm 74 tôi qua Mỹ thăm anh tiện thể thăm dò chuyện xuất nhập cảng. Chúng tôi dự định chờ anh ra khỏi quân đội và sẽ về sinh sống tại VN. Điều kiện để tôi nói “I do” là chúng tôi phải ở ViệtNam và sẽ có bảy đứa con. Tôi nào biết trời cao đất rộng là gì, chỉ biết rằng tôi rất ham con và bảy đứa là một con số chấp nhận của gia đình VN, đâu nghĩ rằng đối với người Mỹ hai đứa là lý tưởng, ba đứa là chau mày, bốn đứa là nổi điên, năm đứa là tan nát, sáu đứa là thảm họa mà bảy đứa là… rồi đời!
Thời cuộc thay đổi, đến tháng Ba năm 75 thì tôi quay về Việt Nam để đón các con. Lúc đó tôi đang có thai đứa thứ hai được bảy tháng. Khi còn bên Mỹ, qua tin tức trên báo và tin rỉ ra trong quân đội thì chúng tôi biết chắc là Saigon sẽ mất, nhưng khi về Việt Nam thì Saigòn vẫn vui vẻ, vẫn bình yên. Rạp chiếu bóng vẫn hát, tiệm ăn vẫn mở cửa, đám cưới vẫn tiến hành, tình yêu vẫn nở hoa… Tôi thầm cằn nhằn báo chí Mỹ thật là dỏm, toàn là đưa tin vịt không hà.
Nhưng với ngày qua, mọi việc có vẻ tệ hơn. Nhóm người quen bán hột xoàn với mẹ con tôi cùng nhau an ủi rằng “bà Mỹ” còn ở đây chưa chạy thì lo gì. Ông xã tôi kêu điện thọai ngày một hối thúc tôi ra đi. Tôi trả lời là má tôi không cho đi, sợ về Mỹ sanh rồi lấy ai săn sóc, làm sao có củi lửa để hơ, có lá xông để tắm, có nghệ vàng để thoa mặt v.v.. Sanh xong rồi tôi sẽ qua.
Một tuần sau tôi mất liên lạc với anh.
Ngày 20 tháng tư 75 một trung sĩ VN lái xe jeep đến nhà tôi, gõ cữa:
“Xin lỗi đây có phải là nhà của bà Lê Thị Hoa không?”.
Tôi trả lời:
“Trung sĩ ơi, ở đây không có bà Lê Thị Hoa chắc trung sĩ muốn kiếm bà Lệ Hoa phải không?”
Viên trung sĩ vội nói:
“Tôi cũng không biết chắc. Tôi làm việc cho ban an ninh phi trường và được lịnh tới đây chở cái bà có chồng Mỹ lên gặp đại tá Mỹ phụ tá tùy viên quân sự…”.
Tôi cầm lấy giấy và thấy tên tôi. Tôi vội dẫn theo hai đứa con nhỏ nhất lên phi trường TSN. Khi vào văn phòng,vị đại tá cho tôi biết là ông xã đã liên lạc với cơ quan của ông và nhờ họ giúp tôi và các con phương tiện để rời Việt Nam.
Vị đại tá nhìn xấp tài liệu nói:
“Chồng bà yêu cầu toà đại sứ giúp đở bà và ba đứa con di tản khỏi VN lập tức. Xin bà hãy để hai đứa trẻ nầy lại đây cho cô thơ ký tôi trông chừng, còn bà thì theo xe trở lại nhà và dẫn đứa thứ ba tới đây, chúng tôi sẽ làm giấy tờ và gia đình bà sẽ ra đi nội trong ngày nay”.
Tôi ngẩn ngơ nhìn vị đại tá ngồi nghiêm chỉnh trước mặt:
“Ngài đại tá, ngài có nói chơi không? Tôi sanh ra, lớn lên, sống ba mươi lăm năm tại non nước nầy giữa cha mẹ, thân nhân, bạn bè… và bây giờ ngài cho tôi hai tiếng đồng hồ để từ bỏ tất cả… xin ngài hãy nói là ngài nói chơi, chuyện nầy không có thật..”
Nước mắt tôi ứa ra và chắc là tôi có vẻ bi thương của một con thú sắp chết nên vị đại tá rộng lượng nhìn tôi:
“Tôi biết tình cảm của bà. Thôi bà hãy dẫn con về và ngày mai trở lại. Ngày mai, bà có nghe rõ không? Chuyện đầu tiên bà thức dậy ngày mai là cùng ba con lên xe đến đây. Tôi sẽ gởi người trung sĩ nầy đến nhà bà sáng mai.”
Tôi về nhà và cả nhà bắt đầu khóc. Tôi đi lên đi xuống thang lầu, mở các hộc tủ ra rồi đóng lại, ra sân thượng nhìn chậu cúc héo queo, xuống nhà bếp ngồi lên bộ ván ngựa,vô nhà tắm rờ rờ cái lon múc nước, ra phòng khách nằm lên võng đưa kẽo kẹt… Tôi như người mộng du, làm tất cả những hành động vô nghĩa đó với tiếng khóc hụ hụ.
Ba giờ chiều tôi gọi điện thoại cho vị đại tá biết là vì tôi bị xúc động nên đã động đến cái thai. Hiện giờ tôi đang ra huyết và bác sĩ cấm không cho tôi di chuyển cho đến ba ngày sau. Dĩ nhiên vị đại tá không dám giỡn vói tánh mạng người khác nên phải đồng ý cho tôi thêm ba ngày nữa. Tôi không nghĩ là sau ba ngày đó tôi còn có đươc một giọt nước mắt nào nữa trong cuộc đời.
Ba má tôi không đi vì tôi có người anh đi tập kết: ông bà chờ sự trở lại. Anh rể tôi không đi vì là sĩ quan cộng hoà: sợ mang tội trốn lính. Chị tôi không đi vì theo chồng.

Ba đứa cháu trai theo tôi vì sợ sẽ phải bị đày đi lính. Một đứa cháu gái theo tôi vì sợ sẽ bị gả ép cho thương phế binh.
Vì thế ba ngày sau tôi mang một bụng bầu tám tháng và bảy đứa nhỏ lên phi trường. Vị đại tá nhìn tôi như nhìn con quái vật:

“Xin lỗi bà, theo giấy tờ thì tôi chỉ có quyền cho bà và ba đứa con của bà đi. Hiện tại bà có tới bảy đứa! tôi thật không thể giúp bà”
Khi người ta phải phấn đấu cho sự sống chết thì can đảm và khôn ngoan ở đâu bất chợt hiện ra. Tôi nhẹ nhàng nói:

“Tôi hiểu thưa đại tá. Tôi không trách ông. Nhưng đây là những đứa cháu tôi nuôi từ nhỏ giống như con tôi vậy. Nếu ngài không cho chúng đi thì mẹ con tôi cũng xin ở lại.”
Vị đại tá bối rối nhìn tôi. Có lẽ ông đã biết rằng rồi thì VN sẽ mất, rồi thì một làn sóng người sẽ cuồn cuộn ra đi. Sớm một vài ngày, bốn đứa trẻ nầy có thấm gì đối với số người đang rần rộ chen lấn ngoài kia. Ông thở dài, ngồi xuống ghế ký cái công văn eight months pregnant wife and seven children of US citizen need to be evacuated rồi đưa cho tôi. Chúng tôi theo dòng thác người nhớn nhác ra đi.
Tôi sẽ không kể lể dài dòng về cuộc di tản của chúng tôi tuy rằng với cái bụng bầu 8 tháng, 7 đứa nhỏ từ hai tới mười ba tuổi, không một người đàn ông bên cạnh thì chuyến hành trình nầy không phải là một cuộc du lịch nhàn hạ. Nhưng so với những khổ não, những đau thương, những thảm cảnh mà đồng bào ta gánh chịu sau nầy với các cuộc vượt biên thì thật nó chẳng thấm tháp vào đâu.
2. Hoa Kỳ.
Chúng tôi tới Camp Pendleton ngày 15 tháng 5 năm 1975. Anh đang đóng quân ở Ferndale, một tỉnh lẻ nhỏ nhắn hiền hoà chỉ có bảy ngàn dân, cách San Francisco sáu tiếng đường xe về hướng bắc. Lúc đó chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Nga Sô vẫn tồn tại nên đây là một căn cứ hải quân rất quan trọng nằm trên một ngọn đồi cao ngó ra biển. Các đài radar tối tân được đặt cùng khắp để theo dõi các tàu ngầm xâm phạm bất hợp pháp vào hải phận Mỹ và California.
Khí trời California lúc đó là 75 độ mà mọi người lạnh cóng. Đêm thứ hai tại camp, anh lái xe một lèo 16 tiếng để đến đón mẹ con tôi. Mười một giờ khuya một người lính Mỹ đến lều để dẫn tôi lên văn phòng nơi anh đang làm thủ tục.
Bạn có biết lúc đó tôi giống ai không?
Không Giống Ai Hết!
Camp Pendleton

Đây là một người đàn bà 36 tuổi, tóc hơi dính chùm lại vì cát bụi, mặt hõm vào, gò má bị nám, mặc một cái áo dài xanh bên hông chỉ gài được một nút ở dưới nách vì thai bụng quá lớn, ngoài khoác một áo bầu thùng thình màu trắng, đầu trùm cái mền xám cột thắt dưới cằm, chiều dài mền thả phấp phới sau lưng. Le lói hơn nữa là người lính Mỹ trẻ thấy tôi run cầm cập nên cởi cái áo lính trận ra, trước mặt đầy những túi để dao găm, lựu đạn v…v và trùm lên tôi. Tôi bước vào căn lều. Bàn làm việc nằm cuối phòng và anh đang đứng cúi xuống ký giấy tờ.

Chưa bao giờ trong đời tôi lại bước những bước chân nhẹ nhàng, nặng nề, tủi hổ, hoang mang, giải thoát, run sợ như lúc đó. Đây là lúc bắt đầu cho những ngày tươi sáng với xum hợp thương yêu, với nhà lầu chọc trời, với ngựa xe rộn rả, với tương lai đại học hay là lúc chấm dứt cho dòng sông Hậu hiền hòa với hàng dừa nặng trái, lúc từ giã những hàng me xanh thân yêu Trần Quý Cáp, lúc quay lưng lại với bến Ninh Kiều đằm thắm xinh tươi, lúc quì lạy cha mẹ quê hương nói lời vĩnh biệt?

Tiếng bước chân tôi làm anh quay lại. Anh bước tới ôm lấy tôi. Tôi cố gắng để khỏi ngất đi, quì xuống sàn nhà, tay ôm lấy mặt và nghẹn ngào: “Oh My God honey, I lost my family, I lost my country, I lost everything!” rồi tôi khóc nức nở. Anh quì xuống ôm đầu tôi. Anh cũng khóc. Tất cả người Mỹ trong phòng đều rưng rưng.

Ngày 13 tháng 6 năm 1975 tôi sanh cháu Jimmy. Tháng 9 tựu trường, tôi gởi hai đứa nhỏ nhất cho cô bạn,đi làm phụ giáo lớp một trường tiểu học Ferndale, hai đô la rưởi một giờ.

Hè 1976, tôi đứng bán hot dog trong hội chợ và ba thằng lớn thì đi dọn rửa phân ngựa trong trường đua. Lúc đó chánh phủ Mỹ còn giàu nên cứ hai năm là các quân nhân được đổi tới một trạm binh khác. Tôi thấy tụi nhỏ rất buồn và sợ rằng sự dời chỗ thường xuyên sẽ làm tụi nó hụt hẫng vì xa bạn nên khuyên anh giải ngũ. Và chúng tôi dọn xuống miền nam California, tỉnh La Habra.

Tôi thì để tất cả sự nghiệp lại ViệtNam, anh thì trước khi biến cố ViệtNam xảy ra, đã bị thua lỗ tất cả vốn liếng trong một vụ hùn hạp mở tiệm in với một nhóm dân sự nên chúng tôi hoàn toàn… sạch sẽ. Khi đi mướn nhà ở đường Dexford, La Habra, chúng tôi chỉ dẫn theo bốn dứa nhỏ nhất, hai trai hai gái. Chủ nhà là một người đàn ông Mỹ dễ thương, khi biết anh vừa giải ngủ thì rất vui vẻ nói:

“Ô, căn nhà nầy có ba phòng lớn, thật là lý tưởng cho gia đình ông bà với hai trai hai gái. Tôi rất vui lòng cho ông bà mướn”.

Chúng tôi dở khóc dở cười. Anh là người ít nói và chậm chạp nên tôi bèn duyên dáng cười cười nhìn ông:
“Thưa ông, nếu tôi nói với ông là chúng tôi có tám đứa con thì ông có tin chúng tôi không?”
Lần nầy thì chủ nhà nhìn chúng tôi dở khóc dở cười. Ông ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
“Thôi được, tôi đồng ý cho ông bà mướn. Mỗi tháng tôi sẽ đích thân đến thâu tiền nhà. Hy vọng là mọi sự sẽ tốt đẹp”.
Ông đâu có biết rằng tên tôi là Lệ Hoa nghiã là một bông hoa mỹ lệ, đẹp đẽ chớ chẳng phải là nước mắt của hoa nghe bạn. Vì thế tôi thích trồng bông, thích vườn tược. Tôi sanh ra và lớn lên ở Cần Thơ, bà con sống ở Ô Môn, Thới Lai , Phong Điền, Cờ Đỏ nên mỗi mùa hè chị em tôi thường về vườn đi cầu khỉ, chèo ghe, bắt ốc gạo, hái vú sữa. Cái chất vườn nam bộ đã ăn sâu vào máu tôi nên hiện giờ nhiều người còn cho rằng tôi không có vẻ gì là văn minh như người ViệtNam sống ở Mỹ. Biết sao!
Sau khi dọn vô, tôi và các con hì hục cuốc đất, đổ phân và biến cái sân trống rỗng của ông thành ra một cái vườn đầy hoa vạn thọ (đây là để honor má tôi vì bà rất thích bông vạn thọ). Tháng sau khi ông tới thu tiền nhà thì ông ngẫn ngơ và phán một câu “Tôi không cần phải tới tận nhà thâu tiền nữa, bà cứ viết check gởi cho tôi là được. Cám ơn bà về những bông vạn thọ.”

Một vài người quen xúi tôi xin đi làm waitress vì nghề nầy tiền lương chẳng bao nhiêu nhưng tiền tip thì …ăn chết không hết. Trời ơi tôi nghĩ tới cái viễn cảnh, anh sẽ đi làm, tôi sẽ đi làm lại còn tiền hưu trí từ quân đội nữa thì quả nhiên là... ăn chết không hết! Tôi vội vàng vác đơn tới tiệm Red Lobster gần nhà xin việc. Người manager hỏi bà có làm waitress bao giờ chưa? Dạ chưa. Bà có khi nào làm chủ nhà hàng chưa? Dạ chưa. Cứ bà có bà có bà có…, dạ chưa dạ chưa dạ chưa… và thế là tiền ăn chết không hết chỉ là mộng ảo.

Tôi mua tờ báo thấy rao là “Chương trình CETA của chánh phủ sẽ trả tiền trường cho một năm học để giúp bạn học các nghề văn phòng như thơ ký, kế toán, phụ tá hành chánh v.v… Mỗi tuần chương trình sẽ tặng bạn bốn chục đô để di chuyển và sau khi tốt nghiệp sẽ kiếm việc làm cho bạn…”. Tôi nói với anh đây chắc hẳn là một sự lường gạt vì làm gì lại có sự tốt đẹp như thế. Anh thì lớn lên đã nhập ngũ, phần nhiều thời gian nếu không lang thang trên biển cả thì cũng đóng quân ở một xứ khác ngoài Mỹ nên đối với xã hội dân sự cũng có chút bỡ ngỡ. Tôi hăng hái tới cơ quan xin vào chương trình thơ ký. Người phụ trách chương trình thấy tôi là người tị nạn, chồng lại là cựu quân nhân, hình dạng có vẻ nghèo nên thương tôi. Sau khi nói chuyện và đọc cho tôi viết một đoạn anh văn, bà nhận tôi vào chương trình thơ ký. Khi tôi lui cui làm giấy tờ, bà dịu dàng hỏi:
“Bà có giỏi toán không? Làm nhân viên kế toán thì nhiều lương hơn thơ ký thường và rất dễ kiếm việc làm.”

Tôi không dám trả lời vì không biết “toán” của bà thuộc về loại gì nên ngập ngừng:
“Dạ tôi cũng không biết chắc.”
Bà lấy ra một bài thi toán đưa cho tôi. Ái dà, bà ơi. Có phải là bà đang chà đạp cái trường Gia Long của tôi không? Tôi là học sinh đệ nhất A đây nha bà, dù tôi không được như bà Dương Nguyệt Ánh ngày nay phát minh ra cái gì là bom tìm nhiệt thì ba cái 25% của 100 là bao nhiêu, 1/3 của 75 có lớn hơn 2/3 của 40 không v.v.. là cái chuyện nhắm mắt cũng trả lời được.
Một năm sau tôi được giới thiệu vào làm cho công ty nhà hàng Dennys, bộ phận kế toán xuất nhập.
Làm việc bảy năm tại Dennys tôi đã học được biết bao điều về gia đình, xã hội, dân tình Mỹ. Trong những buổi ăn trưa tôi học đan áo, học móc khăn, học cách nấu món ăn Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, học cách dạy con, cách đối xử với chồng, học cách không bao bạn ăn để rồi kể lể khi giận hờn nhau, mà mạnh ai nấy móc túi trả phần mình và tình bạn thì không bao giờ sứt mẻ.
Những người bạn ngoại quốc mới nầy giúp tôi hoàn thiện ngôn ngữ, hiểu rõ những tiếng lóng, sử dụng thành thục những thành ngữ, trả lời điện thoại một cách chuyên nghiệp. Giúp tôi biết nói cám ơn với con cái. Biết dằn lòng không mở thư của chúng ra kiểm soát. Biết chỉ dẫn chúng tự thực nghiệm cuộc đời hơn là bao che lầm lỗi. Biết nói xin lỗi khi phạm phải sai trái. Biết văn minh không phải là mặc áo hở ngực hở mông mà là tuân thủ theo hiến pháp. Biết tự do không phải là mạnh ai nấy làm mà là kính trọng nhân vị của chính mình và của đồng loại. Biết thành công là nhờ vào sự mẫn cán, học hỏi, cầu tiến chớ không nhờ vào nịnh bợ lấy lòng. Biết các sắc dân khác cũng đầy thương yêu và nhiều đau khổ. Biết kính trọng người Mỹ đen. Biết thương yêu người Mễ nghèo. Họ cười lăn lóc với cái accent Á đông của tôi nhưng họ không chê tôi dốt nát. Họ chỉnh sửa lại những tiếng tôi dùng sai trật nhưng không có ý khinh khi. Họ không đánh giá tôi cao vì tôi đến từ gia đình trưởng giả như tôi khoe khoang. Họ không nhìn tôi thấp kém vì tôi thuộc third world country như báo chí thường đăng tải. Họ nhìn tôi giống như họ, một người vợ, một người mẹ đang cố gắng kiếm tiền một cách lương thiện để giúp chồng nuôi dạy đàn con.

Chín muơi phần trăm nhân viên kế toán là đàn bà. Đây là những bà mẹ, bà vợ ban ngày làm toàn thời gian, chiều về nấu ăn chăm lo con cái, cuối tuần giặt giũ, lau chùi nhà cửa, dạy con làm bài tập, đi chợ, đi chơi với gia đình. Họ sống bình thường mà còn giỏi hơn tôi là đằng khác. Vậy mà khi xưa tôi cứ nghĩ đàn bà Mỹ là đồ bỏ. Tôi mang tội khinh người. Khi ở ViệtNam tôi ít khi nào giặt quần áo cho tôi, cho chồng, cho con. Tôi chưa khi nào lau chùi cầu tiêu, thức khuya dậy sớm cho con bú, kiểm soát từng bài văn điểm toán cho con. Tất cả đều có anh tài xế, chị vú, anh bồi, chị bếp, cô giáo dạy kèm. Biết bao người đã than trời trách đất rằng sống ở đây sao mà cực quá, xã hội gì mà sướng đâu không thấy chỉ thấy cái gì cũng tự mình làm, thời gian hưởng thụ chẳng bao nhiêu mà làm việc thì quay tròn như chong chóng chẳng lúc nào ngừng. Cực ơi là cực. Chỉ chăm chăm muốn về ViệtNam hưởng thụ.

Bạn ơi, bạn hãy dừng chân một bước. Bạn hãy mỉm cười cầm từng món đồ dơ bỏ vào máy giặt, nhìn vết bẩn trên chỗ đầu gối và hình dung lại gương mặt mếu máo đáng yêu của con nhỏ khi té quị xuống bải cỏ, nhớ lại ánh mắt chờ mong tin tưởng của con khi mẹ đến đỡ lên. Bạn hãy nhìn cả nhà húp sột soạt chén canh bầu, cùng chia nhau miếng sườn nướng, cuộn chả giò. Bạn hãy cúi xuống đứa bé đang nở nụ cười ngây thơ chờ mong bình sữa bạn đang đu đưa trước mặt. Bạn hãy vừa xào món tàu hủ vừa trả lời thằng con đang cắm cúi làm bài tập bên kia bàn là Los Angeles không phải là thủ phủ của California con ơi. Thủ phủ của CA là Sacramento hoặc square of three is not three, its nine. Và năm phút sau đứa con vui vẻ đứng dậy: “Thank you mom (or dad). My home work is done”.

Đây mới chính là lúc bạn sống, là lúc mà bạn xuyên thủng qua lớp giáp để linh hồn và huyết nhục bạn và gia đình cùng hoà quyện vào nhau. Đây chính là lúc hột mè trí tuệ nảy nở trong các con do bạn gieo xuống, lúc hạt giống tình yêu thẩm thấu vào linh hồn chúng do bạn cày cấy vào. Chúng sẽ lớn lên với ân cần bạn gởi vào chén cơm, với giúp đỡ bạn xẻ chia trong bài tập, với thương yêu bạn vuốt thẳng áo quần, với mồ hôi bạn chảy dài trong trận đấu.Và vợ chồng bạn có cùng một trận tuyến, cùng một hướng nhìn.
Trong suốt mấy chục năm sống trên đất Mỹ tôi thỉnh thoảng bị kỳ thị chung bởi những người lạ vì tôi là người Á đông nhưng chính bản thân tôi, tôi chưa hề gặp sự kỳ thị nào có lẽ vì tôi đã sớm hoà nhập vào xã hội nầy, tôi bỏ quên cái ý tưởng tự cao, nhìn cái gì của người cũng cho là không bằng ViệtNam. Đàn ông, đàn bà, ấm thực, ngôn ngữ, văn hoá, phong tục, đối xử, giáo dục, gia đình… cái gì Mỹ cũng thua ViệtNam hết, đừng cho con cái giao thiệp thân mật với trẻ con Mỹ mà bị hư, không dạy được! Tôi thì nghĩ là không có khu vườn nào hoàn toàn, không có ít nhiều cỏ dại. Tôi thành thật học hỏi, công bình so sánh, loại bỏ điều xấu, áp dụng điều tốt và biết ơn những bài học mới mẻ, những đối xử nhân đạo, những giúp đở quí mến mà tôi và gia đình đã hưởng nhận. Và khi quì trước mặt đấng tối cao, lòng tôi thanh thản khi tự biết mình là một người biết ơn và trả ơn với tất cả trái tim.


Tôi đã từ bỏ quê hương điêu tàn, đã quay lưng với tương lai đen tối. Tôi đã chọn một nơi khác để cất nhà, một miếng đất khác để gieo hạt. Tôi đã dùng nước sông của họ để tưới tẩm, dùng đồi núi của họ để chăn nuôi. Tôi đã dùng chất xám của họ để tiến thân, dùng lòng tốt của họ để sống còn. Tôi không bao giờ quên dòng máu Việt trong tôi nhưng tôi sẽ không ngồi đó nhìn non nước nầy, dân tộc nầy với một ánh mắt hờ hững, dửng dưng, một thái độ vô ơn, rẻ rúng. Tôi sẽ không coi đây chỉ là một mảnh đất tạm dung và ngồi khóc thương cho một khung trời đã mất, mơ tưởng về một dĩ vãng đã tàn phai. Tôi sẽ hòa vào các chủng tộc khác nhau, rơi lệ khi thấy tòa nhà chọc trời sụp đổ, đau thương khi nhìn xác lính được chở về, hân hoan khi nghe bài quốc ca trong các cuộc tranh tài. Tôi sẽ dạy các con cùng tôi nhận nơi nầy làm quê hương, sẽ đem tất cả khả năng lao động hay học vấn đóng góp vào sự thịnh vượng chung của quốc gia nầy.

Thay vì trồng cây cổ thụ tạm thời trong một cái chậu nhỏ để nó chỉ được lớn èo uột trong bóng râm, tôi và gia đình muốn đào một hố sâu, đổ đầy phân bón, tưới tẩm nó với tất cả ân cần, săn sóc nó với tất cả sức lực để cho rễ mạnh nó ăn sâu vào lòng đất, cho tàng xanh nó tỏa rộng khắp không gian. Chúng tôi không tạm dung. Chúng tôi mọc rễ và yêu thương quê hương nầy. Rồi một ngày nào đó, ở bên kia góc trời có cần tới một bóng mát bình an, chúng tôi sẽ chiết bớt một nhánh cổ thụ đem về…
Chúng tôi chỉ có thể làm như thế khi chúng tôi nhận nơi nầy làm quê hương.