Monday, March 31, 2014


HOA NỞ VƯỜN XƯA

CHƠN HIỀN

 


Một lần về kiếm nhà thằng bạn học cũ, tôi có dịp trở lại thăm Xóm Rẫy. Gọi Xóm Rẫy vì suốt trên con đường nầy dân ở đây hầu như sống bằng nghề trồng rau, hoa quả cung cấp cho một phần thành phố. Xóm coi bộ vắng vẻ, thưa thớt vì nhà ai cũng có đất, nhà cách nhà bởi những hàng rào kẽm gai, lưới B40 hoặc bằng tôn che rất dài, nhà ai cũng nhỏ vừa, đủ ở, nằm lọt thỏm giữa vườn rau hay hoa trái. Con đường đất nhỏ khi xưa giờ đã thành một con đường nhựa rộng, sạch sẽ. Những khu đất buồn, những gian nhà nhỏ cũ kỹ nằm khiêm tốn trong những thửa đất trồng hoa màu giờ đã vươn vai thành những ngôi biệt thự kín cổng cao tường, có nơi đã là những nhà hàng rộng thoáng mát, phục vụ những món đặc sản… trong sân, xe máy, xe hơi ra vào tấp nập… Bây giờ dân trong khu vực nầy không còn ai làm… rẫy nữa rồi. Cuộc sống đã rất khác xưa, cái Xóm Rẫy nhỏ buồn có nhà thằng bạn tôi một thời tuổi nhỏ là nơi tôi rất thích đã thành khu phố.

Tôi vẫn nhớ căn nhà mái tôn khiêm tốn nằm trong một khu đất thật rộng, ba mẹ nó trồng đủ loại hoa màu: dưa leo, cà chua, khổ qua, bầu, bí, các loại rau và có cả những vạt đất trồng hoa vạn thọ vàng, hoa mào gà tím đỏ lẫn hoa hồng, hoa cúc rực rỡ sắc màu mỗi mùa Tết đến. Ở thành phố nhưng khi vào nhà nó, tôi cứ ngỡ mình đang ở giữa làng quê. Những ngày ôn bài chuẩn bị cho các kỳ thi Lục cá nguyệt hay dịp nghỉ hè, tôi vẫn thường xin cha mẹ cho lên nhà nó để cùng học bài hay chơi như đi nghỉ… mát vậy. Tôi thích nhất buổi sáng thức dậy sớm (một chuyện khó làm với tôi, dù cái đồng hồ reo inh ỏi bên tai) bởi  tiếng lũ gà trống ta trong vườn nhà hắn gáy te tét, không sát bên tai vậy mà đánh thức tôi thật nhanh. Hắn cũng vậy, phải thức dậy sớm để còn phụ xách nước tưới rau giùm cho ba mẹ nữa … chẳng gì thì hắn cũng là thằng con trai lớn trong nhà, chứ thật ra ba hắn đã dành làm mọi thứ rồi. (Nghĩ lại mới thấy rõ sự hy sinh vô bờ của cha mẹ, nhìn hắn đến trường tươm tất áo trắng quần xanh sạch sẽ, đâu ai ngờ ba mẹ hắn vất vả đến chai sạn tay chân trong mảnh đất rộng nầy với biết bao nhiêu mồ hôi, công sức để đổi lấy sự no đủ cho gia đình). Chỉ có ở đây tôi mới được vươn vai hít thở cái không khí trong lành, mát dịu nghe chừng như có hơi nước trong gió sớm, dưới bầu trời xanh bao la lồng lộng... Đứng giữa một màu xanh mơn mởn của rau và hoa lá, thỉnh thoảng nghe mấy anh gà trống vỗ cánh phành phạch rồi ngữa cổ gáy vang ra oai, bên cạnh mấy chị mái tơ tròn “cục … cục” gọi con, tôi thích thú lắm. Nhà tôi giữa phố,chỉ nhà là nhà ngột ngạt làm sao.

Vừa chạy xe, vừa miên man nghĩ ngợi, tôi đã vụt qua cổng nhà thằng bạn mất mấy căn. Nhìn số nhà người ta tôi mới giật mình quay lại. Đây rồi! Một bức tường dài những mười mấy mét, cánh cổng sắt sơn màu rêu cũ quen quen. ”Cái thằng, hình như không muốn làm mới cuộc đời chút nào”. Tôi nghĩ vậy và đẩy xe qua hai cánh cổng cũ mở sẵn, bây giờ hắn ở nhà kinh doanh cây kiểng mà, gần Tết chắc khấm khá và bận rộn lắm đây. Mấy chú chó hực hực nhảy ra đủ làm khách chồn chân đợi chủ, không dám xăng xái nhanh bước, chứ không có vẻ gì hung dữ lắm.

- Kiếm gì vậy anh? Lan hay kiểng?

- Kiếm thằng Tiến chớ không lan huệ gì hết.

Thằng bạn tôi, chẳng khác một ông già, còm ròm ốm nhách, cái đầu hói còn một ít tóc phơ phất bạc trắng. (mà sao nó giống hệt ba nó mấy mươi năm trước, tôi không thể lầm được) hơi chựng lại khi nghe câu trả lời của tôi. Nó đưa tay sửa lại cặp mắt kính, buông cây kéo tỉa cây xuống thành chậu bonsai, phủi hai bàn tay rồi bước tới trong khi tôi loay hoay chống xe.

- Tui… là Tiến… đây. Nhưng… trời đất ơi! Phải mầy hông? Thằng quỉ!

Tiến lao tới, hai bàn tay xương của nó đập bồm bộp vào vai tôi rõ đau.

- Thằng quỉ, quá trời lâu, mấy chục năm rồi, mầy biến đi đâu vậy?

- Thì đi làm ăn chứ lấy gì sống mậy?

- Mầy giống y ông già hồi xưa… với cái dáng đi chấm phẩy của mầy nữa, tao nhìn ra liền.

Tiến cười hềnh hệch, cái miệng móm thiếu… răng làm nó già quá đỗi:

- Còn mầy, cũng vẫn tròn tròn, ngâm ngâm, cái mặt chữ điền, cặp lông mày như hai con sâu rọm, cái giọng nửa Bắc nửa Nam, tao nhớ ra liền.

Hai thằng tôi không nói ra nhưng đều xúc động như nhau. Tiến kéo tay tôi về phía chiếc bàn đá tròn bên góc sân.

- Ngồi đây đi, đợi tao lấy bình trà.

Tôi làm bộ, tằng hắng mấy tiếng:

- Rượu chứ trà gì mậy?

Tiến cười hiền trông thật tội nghiệp, tưởng tôi nói thật, nó giả lã:

- Tao bị bao tử, không dám rượu, thuốc gì hết mầy ơi.

Tôi cười ha hả:

- Nói giỡn phá mầy chớ tao cũng vậy, miễn rượu, miễn thuốc, thỉnh thoảng vài lon bia đỡ ghiền chứ cũng bị tai biến hết một lần, tim hở, bao tử loét, huyết áp cao…

- Ờ… già rồi, cái máy sáu chục năm rồi, phải hỏng hóc chứ sao! Đứa nào cũng vậy.

Tôi ngồi nhìn căn nhà, đã được xây lại nhưng chắc cũng lâu rồi vì có vẻ cũ kỹ, không phải lối kiến trúc mới bây giờ. Cái sân đất rộng khi trước đã tráng xi măng, đầy đặc những chậu lan dendro, hồ điệp, cattleya, moncara, đủ màu treo kín trên những giàn sắt. Rồi nào là dương xỉ Pháp, cây thiết mộc lan, kim phát tài, huệ đỏ, mai vàng, mai chiếu thủy đủ loại, trúc Quan âm… Ôi thôi đủ thứ… Những chậu đất, mớ móc kẽm, thuốc phun, nằm một góc ngổn ngang, đằng kia lại là mấy bao than, cái cân đồng hồ… chắc để bán cho khách trồng lan… Kế bên là chiếc Honda 81 màu rêu cũ (tôi nghĩ: “chắc để Hoa chạy đỡ bị hỏi bằng lái”)

Bên góc phải sân, mấy cái lu sành lớn, vẫn có một cái gáo dừa để múc nước, sát dẫy lu sành còn một cái giàn được hàn bằng mấy tấm lưới sắt dành úp chén bát phơi nắng như xưa. Tôi phì cười: ”Cái thằng…”.

Tiến trở ra, một tay cầm bình trà, một tay kẹp hai cái tách, vừa đi vừa nói:

- Bà xã tao đi chợ, chưa nấu nước gì hết trơn. Mấy bữa nay cũng lu bu đi giao hàng cho người ta nữa… Gần Tết rồi mệt quá, may mà tao chỉ bán sỉ.

- Uống nước lọc cũng được mà.

- Không, tao pha trà rồi, có cái ấm siêu tốc, nấu nước sôi lẹ lắm.

Chúng tôi ngồi với nhau ôn lại bao nhiêu chuyện thời xa xưa, thuở còn mài đủng quần trên ghế nhà trường, nhắc chuyện những ngày tôi được lên đây ôn bài, nhắc ba mẹ Tiến… Mọi người đều đã đi xa, ba mẹ tôi cũng thế. Hỏi thăm nhau mới biết, Tiến chưa gã cưới đứa nào. Con gái lớn của nó mới tốt nghiệp bác sĩ Nha khoa, thằng sau mới năm thứ hai Kiến trúc, cả hai đứa con đều còn ở SaiGon. Hai vợ chồng nó ở đây một mình buôn bán lan và cây kiểng. Tôi nói:

- Mà sao mầy ốm quá vậy? Làm một mình hả? Có bị bệnh gì nữa không vậy? Phải có người phụ chớ! Ừ, mà mầy có hay lên mạng không, bạn bè mình đi tứ tán nhưng nhờ internet thường xuyên liên lạc cũng vui lắm, mầy cho tao cái địa chỉ email của mầy đi.

Tiến cầm chung trà hớp một ngụm rồi cười hiền, vừa đưa tay gãi đầu vừa nói:

- Cha, bữa nay uống trà gặp bạn thấy ngon quá. Ờ thì cái bao tử tao nó có tì rồi, làm sao mập. Mà bà xã tao còn tệ hơn tao nữa, bả không biết chạy xe Honda, mắt yếu, cái chân bị giãn tĩnh mạch, rồi khớp nữa, đi đâu cũng phải có người chở. Có hai thằng cháu phụ việc, lái xe bỏ hàng đó chớ, nó chở “bả” đi, tao ở nhà vừa tưới tắm, vừa ngó hàng đây… Ngồi chơi chút đi, đợi “bả” về, tao dẫn mầy vô nhà với ra đàng sau chơi, coi cái vựa kiểng của tao. Còn internet hả? nói thiệt tao không có rành, nên không xài…Còn cái di động chỉ biết nghe và gọi.  Tại buôn bán nên cần chớ không thì…

Rồi Tiến cười móm mém như biện minh cho cái sự quá lạc hậu của mình. Tôi thì cụt hứng vì tính rút cái di động để lưu số và địa chỉ email của hắn, tôi buột miệng: ”Mầy nói thiệt hả? Thằng khỉ?”

Vừa khi ấy, vợ Tiến về đến. Thoạt nhìn, tôi cũng hơi giật mình, trông bà xã Tiến khác xa vợ tôi quá. Thật cũng ra dáng một … bà già. Tôi không ngờ đây là Hoa bạn học với vợ tôi ngày nào cùng chung trường , chung lớp. Hoa đứng ngây người, nheo nheo đôi mắt nhìn tôi trân trối, khi nghe Tiến bảo: “Anh Quế, chồng của Hạnh bạn má nó đó!” Lúc đó, Hoa reo lên: ”Trời đất, mắt em tệ quá nhìn không ra, lâu dữ ha!.. Ủa? Còn Hạnh đâu, anh hông dẫn nó theo hả? Anh nhìn cũng không khác mấy, có vẻ còn phát tướng nữa đó nghe. Hạnh thì sao hả anh Quế? Mấy đứa nhỏ có chồng rồi anh được mấy cháu ngoại?

Đúng là Hoa, vẫn liến thoắng như hồi nào có điều sao mà nhìn lam lũ quá!

Hoa niềm nở rủ tôi ở lại ăn cơm, rồi quay sang nói với chồng:

- Ba dẫn anh Quế vô nhà đi, để thằng Thọ, thằng Tứ coi hàng, em đi nấu cơm sớm.

Tiến dẫn tôi vào nhà bằng gian bên hông. Cửa phòng khách vẫn đóng kín. Tiến mở cửa sổ, kéo tấm rèm che nắng:

- Ngồi đi Quế.

- Để tao đốt nhang cho ông bà già.

- Ừ. Tiến có vẻ xúc động, bước đến bên tủ thờ lấy hương thắp cho tôi, vừa bật quẹt vừa nói:

- Nghĩ lẹ thiệt, mới đó mà mấy chục năm.

Tôi đảo mắt nhìn gian phòng khách, lối bố trí vẫn như xưa, vẫn cái Trang thờ Phật trên cao, dưới là tủ thờ ông bà. Giờ thêm ba mẹ Tiến. Bộ lư và chân đèn to đùng bằng đồng bề thế đã được chùi sáng bóng cắm hai cây nến đỏ thật trang nghiêm. Trên bàn thờ đã có dưa hấu, bánh chưng lẫn bánh tét. Hai cái độc bình chưng vạn thọ và hoa cúc vàng sáng bừng ấm áp. Bộ bàn ghế bằng gỗ thời ba mẹ Tiến, có lẽ được đánh “vẹc ni”lại chứ không phun pu như kiểu bây giờ, được lau chùi lên nước. Hai chiếc tủ chưng ly chén kiểu cũng y như vậy. Cái quạt máy bằng sắt thời trước 1975 được sơn lại vẫn sạch mới. Bên góc nhà, cái “đi văng” vẫn chễm chệ. Nhớ ngày trước, trưa trưa có lúc hai đứa tôi vẫn ngồi dựa tường ôn bài trên đấy… Hình như đồ đạc trong nhà Tiến không có gì đổi mới nhiều trừ cái ti vi và đầu máy…

- Cha…Nhìn bàn thờ thấy Tết quá ha!

Tiến như đọc thấy suy nghĩ của tôi, hắn cười nói: ”Vợ tao nó vậy đó, bàn thờ lúc nào cũng phải sạch sẽ, bông hoa, bánh trái, làm như sợ ông bà già đói. Còn đồ đạc trong nhà xài mấy chục năm, không hư hao gì tao cứ thích giữ không thích thay đổi, ba cái đồ điện tao phải xài máy biến điện, toàn 110 mà điện bây giờ 220. Tao thấy nó như bạn, thêm nữa thương ông bà già chắt chiu mới sắm được nên… ”

Tôi hiểu điều Tiến nói, hắn là thằng sống rất thủy chung mà.

- Ừ… Tao thấy mấy món cũ nầy vẫn còn tốt quá chứ, đồ cổ có giá lắm nha mậy!

Tôi pha trò cho vui, Tiến cũng cười: “Ừ… Nhưng có giá mấy tao cũng không bán”.

Bỗng …”bíng! bòong! bíng! boong!”. Tiếng chuông ấm áp, quen thuộc bao nhiêu năm bất chợt vang lên báo hiệu 12 giờ trưa, tôi nhìn cái đồng hồ hiệu ODO treo trên tường có thằng người bên trong đang gõ chuông báo giờ.

- Ai cha, tao khoái cái đồng hồ nầy lắm nghe.

- Tao đem chùi dầu lại, vẫn xài ngon, mà mấy tiệm đồng hồ gạ tao bán hoài đó chứ. Sao tao không thích đồ điện tử mầy ơi!

- Tao thì phải xài đồ mới thôi. Có gia đình ra riêng nên phải sắm, chứ không lẽ rinh của ông bà già?

- Ừ. Còn tao thì sống ở căn nhà nầy mấy chục năm rồi. Đất nầy nếu cắt ra bán tao dư sức cất mấy cái nhà nhưng tao không muốn… Thôi…cứ để mấy đứa nhỏ lớn nữa rồi tính..

- Cuộc sống bây giờ nhiều thứ thay đổi cũng hay chứ. Mầy… hoài cổ quá sao tụi nhỏ nó chịu nỗi.

Tiến cười cười: ”Chưa nghe tụi nó ý kiến ý cò gì, mà bà xã tao cũng vậy. Kệ!”

Rồi như phân bua, Tiến nói tiếp: ”Không biết mầy sao, chứ bây giờ già rồi, tao hay lên Chùa, chỗ gửi ba má tao trên đó làm công quả. Tao cũng hay nghe thuyết pháp, thấy cuộc đời nầy nó vô thường quá, thôi cứ sống bình thường, chơn chất, kiếm miếng ăn, lo cho con cái nên người, nhà mình vậy là có phước hơn khối người, tao chẳng suy nghĩ, tính toán gì hơn… Trời cho tới đâu biết tới đó.”

Tôi ngạc nhiên khi nghe thằng bạn phát biểu, nó hiền thì hiền thật nhưng hồi trẻ chưa bao giờ nghe nó nói đến Trời, Phật, chùa chiền dù ba mẹ nó là Phật tử.

- Thôi, mời hai ông ra ăn cơm nè.

Tiếng Hoa gọi chúng tôi bên ngoài. Bữa cơm giản dị với thịt kho Tàu, bông bí xào và canh măng nhưng thật ngon. Tôi lại chợt nhớ mâm cơm của những ngày xưa ở nhà Tiến với đầy đủ rau củ tươi ngon. Mẹ Tiến chế biến rất tài tình với những thứ có sẵn trong vườn nhà. Tôi ăn gì cũng thấy khoái khẩu.

Vừa ăn, Tiến vừa chỉ tôi nhìn ra khoảnh đất dài sâu đằng sau nhà bếp và phòng ăn. Tiến nói đúng thật, miếng đất dài rộng có thể cất được bốn căn nhà, Tiến đang để đầy các loại cây kiểng, lan và những chậu trồng cây đủ kiểu lớn nhỏ. Chăm sóc mớ cây nầy đúng là … lên cân sao nỗi, tôi nhìn mà ngán ngẫm cái việc làm vườn. Tiến nói: “Kẹt bây giờ tao làm cái nghề nầy mệt quá ,với lại sợ nó đào bới, chứ sao tao thích nuôi mấy bầy gà thả trong vườn, trưa trưa nghe gà trống ta nó gáy thích làm sao! Tao vẫn thương cái tiếng gáy ban trưa của nó lắm”

Hoa cũng nói: “Ừ. Ba nói đúng đó, em cũng thích nghe gà gáy ban trưa, anh Quế thấy mấy cái lu với cái gáo dừa của em không? Em thích xài vậy đó”

Tôi phì cười: “Thấy rồi, y như hồi xưa, nể hai người thiệt, xứng đào xứng kép quá“

Hoa cười nhìn chồng bằng đôi mắt hiền trìu mến. Tôi như thấy lại hình ảnh ba mẹ Tiến thuở nào. Hai người bạn của tôi sao như “một cặp vợ chồng bảy mươi”, già mà chan chứa yêu thương. Tự dưng tôi thấy thương và mừng cho bọn họ. Sống một cuộc đời bình an, không bon chen, tha thiết gì với mọi thứ đang hối hả hiện giờ cũng hay đấy chứ? Đỡ căng thẳng, đỡ nghĩ suy, đỡ phải… ”stress”… Với họ, nhịp sống vẫn bình thản như một dòng sông quê hiền hòa, lặng lờ trôi giữa hai bờ rợp mát bóng cây với khói bếp dịu dàng ấm áp từ những mái tranh dung dị. Một dòng sông bình yên giữa phố phường ồn ào, náo nhiệt. Giữa những gì người ta gọi là hiện đại, là nhịp sống số, bạn tôi vẫn là những ”người của muôn năm cũ” thật bình yên!

C.H

 

 
CHUYỆN KỂ TỪ HỒI ỨC

PHAN KIM NGỌC

Tui ra trường với tuổi 20, lên đường ra trận tuyến với cục phấn và cái đầu học trò, tôi sống và lớn lên ở thành thị, thế mà khăn gói về nơi gió núi non, đồng lầy trũng nước...

Ngày đầu tiên nhận nhiệm sở là một lớp học đầy đủ thành phần để có những hỉ nộ ái ố không thiếu một thứ gì. Lớp năm là lớp lớn nhất trường mà học trò nơi đây có cả những em mười bảy, mươi tám tuổi, nghĩa là cô giáo chỉ nhĩnh hơn một tí tị thời gian ra đời.

Trên bục giảng, nhìn xuống những cái đầu tóc ngắn, tóc dài, tóc đỏ hoe hoe vì cháy nắng, học trò lao xao làm cô giáo cũng có đôi chút...khớp. nhưng mà không, tinh thần vãn hồi lập tức khi nhớ lời thầy ờ giảng trường Sư Phạm: đứng trước đám đông, cứ tưởng như nhìn những quả dừa khô, dưa hấu là tâm hồn an bình, lời giảng sẽ tuôn ra thao thao bất tuyệt! Có vậy!

Vậy là thầy trò ta đã làm quen bằng cách đó: những con mắt hiếu kỳ của bọn trẻ, cùng những lời thân ái ban đầu mà thầy trò tui quen nhau. 

Ngày qua ngày, thầy trò thân thiết hơn, thầy mang ánh sáng văn minh tới cho bọn trẻ, trò mang tấm chân tình nồng ấm dân quê đến cho thầy. Một năm gần gũi học trò nơi miền núi hóc bà tó, quen dần với sinh hoạt theo mùa, tui cũng mở mắt được với cách sống dân dã, gần gũi với mọi người. 

Thời học trò, tui chỉ biết di học, ăn, ngủ và đi chơi, giờ thì con người thành thị của tui cũng được chuyễn hóa, tui cũng biết nấu ăn theo kiểu dân dã...

Thương cho lũ học trò nghèo, mùa nắng đi chẻ đá núi mướn trước giờ đi học, khổ nhứt là mùa nước nổi, vào lớp đứa nào đứa nấy quần ướt nhem vì lội nước tập vở bèo nhèo được gói trong chiếc áo, đến lớp thì giủ áo ra mặc vào... Vậy mà được cái chữ nghĩa, kiến thức mang lại niềm vui trong cuộc sống khó khăn. Có những lúc, cuối tuần, thầy trò cùng nhau đi câu, đặt gió... Miền sông nước, của cải trời cho, cá ơi là cá. Để rồi sau đó thầy trò cùng nhau, nấu canh chua cá chốt với bông điên điễn, cá linh kho lạt, tép rong rim khóm... cùng nhau thưởng thức những bữa cơm thân ái. Có những lúc thầy trò cùng nhau leo núi, mệt bở hơi tai, trèo lên, nhìn xuống mà ngán ngẫm, bọn nhỏ còn bảo cô ơi leo núi chỉ nên niệm: khỏe! khỏe! chứ không được nói mệt 

Có nhiều điều nơi thành thị chẳng biết, ở quê miền núi, có những món ăn lạ rất ngon, chuối sống ngâm trứng kiến như dưa chua, thịt trăn bán thường xuyên ở chợ, món trăn xào xã ớt, nấu cà ri ngon tuyệt vời...

Ủa, đi dạy sao mà chỉ nhớ chuyện ăn uống vui chơi không thôi sao?  Ờ mà cũng phải: Dĩ thực vi tiên mà! và sau một năm chia sẻ kiến thức cùng đám học trò nhỏ, tui đã Dĩ đào vi thượng, từ bỏ nơi bảy núi Xà Tón hiểm trở để trở về đồng bằng sông nước quê hương thứ hai của tui, để bắt đầu cuộc đời nấu cơm cấy, lội ruộng , kéo lưới, làm mắm, làm tương chao, sống cùng XHCN.

Mấy trò ơi, giờ này các em ở phương nào? Thầy trò ta có khi nào gặp lại ? Cô bây giờ ở nơi tít mù xa quê hương xứ sở, các em như những hạt mầm đã nở bung với thời gian tỏa ra khắp chốn. Ông trời dung rủi khi nào ta gặp lại? Có chăng? .

Trong tiềm thức, Thầy trò mình còn đọng lại những buổi đi chơi cuối tuần với cơm rau luộc, cá chốt kho tiêu,  canh chua bông điên điển, tép rang, cơm thơm mùi lúa mới.

Có ai còn nhớ? Thầy đây, trò ở nơi đâu?

Phan Kim Ngọc



CHỜ MƯA

TƯỜNG VI












em chờ mong một cơn mưa
làm tan cái nắng ban trưa giận hờn
dẫu là phố ướt đường trơn
mình, như thuở trước sẽ còn đón đưa

em chờ mong một cơn mưa
về mang theo gió, khẽ lùa tóc em
em ôm một cõi tình riêng
trái tim nhẹ đập, nỗi niềm gửi trao

bây giờ cái nắng hanh hao
bụi đường xa cứ lạc vào mắt cay
thấy chừng sắc lá đã phai
trời cao vút nhớ cụm mây bềnh bồng

còn anh, có nhớ em không ??
có mong mưa rớt giữa lòng tháng năm
tên em anh có gọi thầm
như em đang gọi tên anh dịu dàng


em chờ trên bến thời gian
anh so dây, nắn cung đàn cổ xưa
để em thấy lại mùa mưa
trên ngày tháng cũ, khi chưa biết… buồn

 

Monday, March 24, 2014


VIỆT NAM TỰ HÀO

(cảm nghĩ từ một du sinh Nhật Bản)








Việt Nam- nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?

 

Sunday, March 23, 2014


CHẲNG CẦN LẤY ANH
Mai Linh Nguyen









Từ em đội nón theo người
Bút nghiêng cũng đã chịu đời rủi may
Mây từng cỏ úa đồi tây
Còn thêm mấy nắng những ngày cuối đông

Em đi mọi thứ muôn trùng
Đâu đây có một nguồn sông lạnh rồì
Rong bèo không thể nguôi ngoai
Trên bao bến cạn bến bồi đã khô

Từ em qua xứ bụi mờ
Là em có thể bất ngờ gian truân
Chỉ vì em rất giai nhân
Yêu anh mà lại chẳng cần lấy anh

2/18/2014.

 

Đêm Ea Nhái
phan ni tấn





Ðêm khơi lên ngọn lửa đất rừng
cháy bập bùng ngã nghiêng theo ngọn gió
ngọn gió của trời rít trong khe Tró
ngọn gió của đất thở dưới lòng thung

Những đốm nóng đốt cháy tâm can
cháy da người, cháy em ở rừng ở núi
cháy thời gian trôi dài trên ngọn suối
cháy miên man theo cái rét đầu mùa

Tựa cây Xà Nu, ta ngồi ôm nỗi nhớ đong đưa
núi rừng ngủ ở bên ngoài bờ lũy
ẩn dưới làn sương biết bao điều quỷ mị
ẩn trong ta vạt áo trắng học trò

Áo trắng về năm xưa theo bóng trăng ốm o
nên mắt biếc cũng hiền như ngọn biếc
con chim Ka Lơi hót những lời tha thiết
quyện vào nhau rơi trong lá nồng nàn

Rơi lướt thướt vào khuya ấm những giọt rượu cần
chuốc say mềm đôi tay vỗ vào K'Lông Put
vỗ vào đêm âm vọng qua Chư Cuk
vỗ vào ta xa thị trấn cây xanh

Thị trấn cao vời mọc lên trên vết tích chiến tranh
hoa về nở giữa rừng thơm con gái
con gái gùi trên lưng buôn Ea Nhái
đi phát rẫy du canh bên kia sườn đồi

Ơi cây tre ngã vào khuya như tiếng mẹ núi ru hời
bài ca thần thoại rũ câu thơ về tụ hội
trong chum ché cơm gạo tẻ nhớ ra nguồn cội
cất lên câu hát nghe man dại và buồn

Lắng giữa sâu xa đêm cũng có mạch nguồn
chảy trong hồn thành những con đường đất
nắng núi mưa rừng theo gió bay lật phật
ngơ ngác rơi trên Ea Nhái thiệt thà

Vỡ trên đầu ướt những hạt sương sa
rơi lấm tấm đọng vào ché rượu
ché rượu núi ngã nghiêng lời con khướu
theo tiếng đêm bay ngoài lũy tre vào

Ðêm tàn dần trong mấy rặng xanh xao
gió xoải cánh nằm dưới chân Ea Nhái
lửa tro ủ dột thì khơi sáng lại
soi vào mé khuya đợi bước sớm mai về

Mai nắng lên hiền như em nhà quê
bỏ thị tứ lai hồi chân phố núi
dẫu có dính lòng đau trăm giọt bụi
vẫn vui như chưa gặp thuở phiêu bồng

Mai nắng lên hiền khô mái nhà Rong
hiền thiệt tình con mắt em mọi nhỏ
người ở đây đơn sơ như làn bụi đỏ
nên trái tim bay thấp thoáng nụ cười

Ðêm đang tàn, lốm đốm đêm trôi
trăng lẩn lút chìm sâu trong rú
con đường mòn qua truông còn mê ngủ
gối đầu lên ngọn Bắc Chư Pao

Ðêm đang tàn mà như đêm còn sâu...

Tuesday, March 11, 2014


EM CÓ BUỒN KHÔNG?

MINH SƠN LÊ





















Em ở kinh thành xưa cổ kính
Bốn mùa chuông đổ nhạc cầu kinh
Những tháp chuông cao màu ngói đỏ
Soi bóng ngàn năm dưới chân mình

Xin em chớ để hồn “cổ kính”
Rêu nhạt về ôm mắt môi xinh
Chớ để tóc bay vào quên lãng
Làm rơi cỏ úa trên tay mình…

Em ở kinh thành xưa cổ kính
Xa rồi non nước… chốn điêu linh!


 

Sunday, March 2, 2014


EM GÁI CỦA TRỜI
CUSIU


Ai ăn bánh bèo, bánh lọc không...


 




Chương 1

Sau 5 ngày bỏ nhà đi bụi thì cuối cùng tôi cũng chịu mò về nhà, vì hay tin ngoại tôi chống gậy đi tìm. Ngoại mắt không thấy đường, tai nghễnh ngàng rồi, vừa đi vừa gào tên tôi khắp làng khắp xóm. Nghe thằng bạn kể tới đó thôi tôi cũng không đủ can đảm ở cái chòi vịt nhà nó một thêm ngày nào nữa, sợ thì ít mà thương ngoại thì nhiều, ngoại nuôi tôi từ bé đến giờ, ngoại cưng tôi nhất.
Lần đầu tiên trong đời tôi dạt nhà vì cái lý do chẳng giống ai, đó là ba tôi lấy vợ khác sau hơn 10 năm gà trống nuôi... tôi. Đó là một phụ nữ người gốc Huế, bán bánh bèo lọc nậm ở chợ huyện, quen ba tôi trong một lần ba tôi tới tiêm thuốc cho mấy con heo nhà bả (ba tôi là bác sĩ thú y, gọi thế cho oai chứ chả có bằng cấp gì, toàn bị chúng nó gọi là “bác sĩ heo”). Sau đó thì bả hay ghé nhà tôi vì nhà tôi gần chợ, bả đi bán sẵn ghé luôn, thỉnh thoảng có mua quà cho tôi, ban đầu thì tôi thích lắm, cho gì cũng lấy. Nhưng sau khi biết ba tôi chuẩn bị lấy bả làm vợ thì tôi vứt hết, vứt sạch. Thậm chí thấy bả tới nhà là tôi bỏ đi ra ngoài, không thèm chào như trước nữa.
Đến trước ngày cưới một hôm thì tôi bỏ đi, mọi người bận bịu quá nên chắc chả ai để ý đến tôi, khiến kế hoạch phá vỡ đám cưới của tôi sụp đổ. Cưới xong mới bắt đầu thấy có người í ới đi tìm. Ừ thì về nhà, chả ai dám nói gì, nói là tôi bỏ đi nữa, bây giờ tôi oai lắm, ai cũng sợ tôi, tôi dám bỏ nhà đi bụi cơ mà. Nghĩ thế nên tôi chả thèm chào hỏi ai, lầm lũi xuống bếp bới cơm rồi mang ra vườn ngồi trên khúc cây đổ ăn, ngấu nghiến như một con chó con đói lâu ngày, xong rồi thì lăn ra ngủ, mặc kệ.

Từ đấy tôi bắt đầu gắt gỏng, thỉnh thoảng còn bỏ ăn, bả gọi tôi không thèm thưa, trả lời thì luôn trống không và chưa một lần tôi gọi bả là mẹ. Tôi cố tình chống đối và tỏ ra khó chịu với mẹ ghẻ, mặc dù bả không làm gì tôi cả. Có lần tôi nghe trộm được bả nói với ba tôi là bả thương tôi như con đẻ, từ từ bả sẽ lấy được thiện cảm của tôi. Đừng mơ lừa được tôi nhé “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng” Câu này tôi thuộc lòng từ lâu rồi, tôi thách đấy!
Cứ thế năm tháng sau trôi qua, bả vẫn lầm lũi tiếp cận và lấy lòng tôi, còn tôi thì ngày càng ngang ngạnh, có lúc tôi còn nói hỗn với bả. Ba tôi thì vốn hiền lành như khúc củi, ổng lại bị thọt một chân, chưa bao giờ ổng đánh tôi cả. Thế nên tôi càng được thể lấn tới.

Rồi một ngày bả dắt một con bé về, nó đen nhẻm, tóc đỏ quạnh như cháy, quần áo thì quê mùa. Đích thị là con bé nhà quê vì chỉ có bọn nhà quê mới thắt tóc bím 2 bên và mặc áo tay phồng, bọn con gái lớp tôi nó bảo thế. Nó khúm núm chào tôi, mặt có vẻ sợ hãi vì tôi trừng mắt nhìn nó. Ba tôi bảo nó là con riêng của “mẹ”, ở dưới quê với bà nội, vì học chưa hết học kỳ nên bây giờ mới chuyển tới ở được, bảo tôi từ đây chăm sóc bảo ban em học hành.

Tôi chả thèm nói gì, bỏ đi đá bóng, con riêng với chả con chung, rõ là rách việc.Từ ngày có nó tôi lại càng thêm khó chịu, nó đi ra đi vào, đụng cái này ngó cái kia. Cái gì cũng hỏi, cũng cầm lên lắc lắc thử, coi bộ mới thấy lần đầu. Sai nó ủi đồ thì nó lớ ngớ làm cháy mất cái áo đi học vì không biết vặn chỉnh nhiệt độ, bắt nó chép bài hộ thì nó chép ra cả lề vở (sau này tôi mới biết vở nó cuốn nào cũng thế, chép ra lề để tiết kiệm). Đến việc sai mở tivi nó cũng không biết cách, rõ là quê một cục. Tôi bực mình chửi nó: “Mày chưa xem tivi bao giờ à?” Nó đỏ mặt, nó bảo bà nội nó cũng có cái đài casset, nhưng mà chỉ có tiếng, không có hình người.

Tóc nó ban đầu tôi tưởng nó nhuộm, sau hỏi nó mới bảo là ở dưới quê đi chăn bò với lội ruộng nhiều nên nó bị cháy. Nghe thế tôi cười hô hố.. Vào năm thì nó đi học, nó học thua tôi hai lớp, tôi học lớp 8, nó học lớp 6. Trẻ em ở quê thì thường dậy thì muộn, đến lớp 10 tôi mới bắt đầu “lớn”, lớp 8 tôi vẫn còn còi cọc và trẻ con lắm, hầu hết con trai trong lớp tôi đều thế, chả riêng gì tôi. Nó còn thê thảm hơn tôi, gầy đét và còi cọc như con bé tiểu học, mới đầu nghe nó nói nó học lớp 6 tôi còn há mồm không tin.

Nhà có mỗi một chiếc Phượng Hoàng nên ba tôi bắt tôi phải chở nó đi học, mặc dù tôi cực lực phản đối. Mấy ngày đầu tôi phóng cái vèo đi trước, mặc kệ nó lủi thủi đi bộ theo sau. Mẹ nó thì đi bán từ sớm, ba tôi thì không đi xe đạp được với lại cũng chả có xe, thế nên nó phải cuốc bộ đến trường, mặc dù khá xa. Có lần quên tập, tôi chạy ngược xe về nhà thì thấy nó đang mồ hôi nhễ nhại, mặt mũi đỏ gay vì mệt, tôi lấy làm đắc chí lắm, nghĩ bụng: “cho mày chết đi con nhà quê”...
Một lần nó sốt mấy ngày liền do đi học nắng quá, nó vẫn giấu không cho ba tôi và mẹ nó biết vụ tôi không chở nó đi học. Thấy nó nằm rên hử hử trên giường, lúc tỉnh nó còn dặn tôi để quần áo đấy nó giặt, nó đang mệt quá không giặt được. Nghe nó lảm nhảm tự nhiên thấy hơi.. tội tội và có lỗi với nó.
Nó hết sốt và đi học lại thì tôi bắt đầu cho nó đi chung xe, ban đầu nó hơi ngạc nhiên, sau nó cũng lên, suốt cả năm học tôi chở nó, chưa bao giờ tôi thấy nó nói gì. Thỉnh thoảng có nghe nó hát nho nhỏ gì đó, tôi quay lại thì nó lại im. Nó là một đứa khá khó hiểu, mãi cho đến lúc nó đi xa mãi, tôi cũng chưa hiểu được nó, con em gái bé bỏng của tôi….

Chương 2
Sau vài lần bị bạn bè bắt gặp tôi chở con bé đi học, bọn trong lớp tôi ngay lập tức rêu rao cái tin động trời này vào lớp: “Thằng T có bồ rồi tụi bay ơi, thằng T có bồ rồi, bồ nó xấu như con ma lem”. Có thằng còn thề sống thề chết là thấy bọn tôi ôm nhau, đúng là chém gió một cách trắng trợn kinh tởm mà. Tôi thanh minh không được, điên máu gào toáng lên rằng đó là “em họ” tôi, đứa nào còn nói nữa thì cẩn thận ăn đấm. Thấy tôi làm dữ, bọn nó cũng chùn không nói nữa, nhưng tôi để ý bọn con gái nhìn tôi với ánh mắt rất đểu, thỉnh thoảng có đứa còn đưa tay bịt miệng cười hi hí. Thật là một nỗi oan động trời mà, tôi đẹp trai thế này, lại là con của bác sĩ... mà lại đi cặp bồ với một đứa đen đủi xấu xí như thế à, nghĩ sao vậy chứ, thật bực mình hết chỗ nói.
Hôm sau tôi quyết định không chở nó đi nữa, kệ cho nó đi bộ. Nó cũng không nói gì, cúi đầu lặng lẽ rảo bước khi thấy tôi phóng xe đi trước. Nhưng mà đi được một đoạn, ngẫm lại cái hôm nó ốm liệt giường, thều thào xin lỗi đến tội nghiệp vì không giặt được quần áo, nấu cơm cho tôi được, để tôi phải làm, nó nói như là nó có lỗi lắm ấy… Tôi quay xe lại, dù sao thì…
Từ xa xa tôi thấy nó đang lững thững đi, trông dáng nó bé tí teo như cục kẹo vậy, trên lưng là cái cặp to tướng. À mà không giống cục kẹo lắm, nhìn kỹ thì giống con rùa con hơn, một con rùa cả nghĩa đen và nghĩa bóng… Tôi bảo nó lên xe, nó im lặng bước lên, cũng lại chả nói gì. Nó như là bản sao của mẹ nó vậy, không bao giờ chống đối hay hỏi han điều gì, mẹ con nó như những người phụ nữ ở nhà thống lý Pá Tra ngày xưa…
Tôi đi đường tắt để tránh sự dòm ngó của bọn trong lớp, con đường vòng vo và vắng nhà cửa. Tôi chở nó chạy xe băng băng qua vườn điều, vườn cam, vườn mía, băng qua cả những ngày tôi phởn chí dừng xe lại trèo vào bứt trộm ổi cho nó ăn, nó ở ngoài trông xe mà mặt tái mét, băng qua cả những lần tôi điên tiết bỏ nó giữa đường cho nó đi bộ, làm nó bị trễ cả giờ kiểm tra, băng qua cả những hôm bị xịt lốp xe, hỏng xe, tôi thì dắt, nó đi phía sau phì phò đẩy hộ... Bây giờ thỉnh thoảng có dịp về quê tôi hay xách chiếc xe đạp ngày xưa đi ngang con đường ấy để tìm lại kỉ niệm, có những lúc giật mình buột miệng gì đó mà không thấy ai trả lời, tôi quay lại nhìn phía sau, không còn thấy cô em gầy gò của tôi hai tay bám chặt vào yên xe, mặt ngơ ngác thay cho câu hỏi nữa... Bất giác tôi không còn sức để đi tiếp, dừng xe lại… nước mắt chảy dài...
Ngày ấy bọn tôi hay có trò chơi gảy hình, hình Songoku và dũng sĩ Héc-man. Trong lớp tôi hầu như ngày nào cũng mở hội gảy hình trước giờ học. Tôi chơi dở tệ nên thường xuyên thua sạch, bao nhiêu tiền ba tôi cho mua sách vở bút mực tôi đều mua hình và cống nạp hết cho tụi bạn. Hôm đấy cay cú vì lời thách thức của thằng bạn quá mà hết sạch tiền, tôi chả biết làm sao cả. Ba tôi thì đi vắng chưa về nên không nói xạo để xin tiền được. Tôi đánh liều... Lục cặp của nó trộm tiền, vì tôi biết mẹ nó hay dấm dúi tiền cho nó mua mấy thứ linh tinh của bọn con gái. Định bụng khi thắng cuộc tôi sẽ bán hình lại lấy tiền rồi khéo léo bỏ vào trả lại cho nó như không có chuyện gì xảy ra. Ai ngờ đâu... tôi thua sạch sẽ…
Cả ngày hôm đấy tôi cứ lấm la lấm lét nhìn nó, tôi chỉ sợ nó méc mẹ nó hay ba tôi. Rồi thì ba tôi vặn hỏi, tôi sẽ lắp bắp, rồi thì lộ ra cả chuyện tôi không mua sách vở, rồi thì… lúc đấy thì chỉ có mà nhục hơn chết.
Nhưng mà quái lạ là tôi không thấy nó nói gì, tôi chắc chắn là nó đã biết vì tôi thấy nó soạn sách vở đi học, có lôi mấy thứ trong cái ngăn đựng tiền ra. Nhưng dù sao, tôi cũng thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát được một kiếp nạn…
Mãi sau này tôi mới phát hiện ra một điều, nó là đứa con gái duy nhất trong trường đội nón lá đi học. Trước đây tôi tưởng điều đó là bình thường vì thấy cô, dì, hay những phụ nữ tôi quen đều đội như vậy. Nhưng khi nghe con gái trong lớp xì xào: “con bồ thằng T nó vẫn đội nón lá đi học đấy, đúng là gái dưới quê lên có khác” thì tôi mới chột dạ, như thế là nhà quê, là không hợp thời…
Tôi về nhà lôi nó ra hỏi: “Con kia, sao mày lại đội nón lá đi học, đây có phải như dưới quê mày đâu, mày không biết xấu hổ à?”. Nó lí nhí: “Tiền em dành được để mua nón hoa, em làm mất rồi”. Tôi đứng hình và hiểu ra ngay, thì ra những khi mẹ nó cho nó tiền mua quà, mua bút sách này nọ, nó đều tiết kiệm lại, vở nó viết ra cả lề, nó tính nháp ra chằng chịt cái bàn học vì sợ tốn giấy, trong khi tôi thì giật giấy trắng trong tập gấp máy bay phi ầm ầm, bộ đồ đi học của nó, cũng là được “thừa kế” của một người chị họ, sách giáo khoa của nó cũng là đi mượn về, nhiều quyển còn bị xé lam nham… Nó tiết kiệm từng đồng từng xu để rồi cuối cùng bị thằng khốn nạn như tôi ăn cắp mất…
Tôi đuổi nó vào rồi ngồi thẫn thờ một lúc, lần đầu tiên tôi nhận ra một điều là dù sao nó cũng là một đứa con gái, cũng biết xấu hổ khi bạn bè chê cười, cũng thích nơ kẹp tóc và nón hoa như bao đứa khác... Tôi thấy ân hận ghê gớm, tâm trạng nặng nề kéo dài mãi đến tận mấy hôm sau...

Chương 3
Những ngày tháng trẻ con vụng dại ấy rồi cũng trôi qua nhanh chóng, vẫn chiếc ngựa chiến ấy, tôi chở nó băng băng qua tuổi thơ, băng qua những ngày tháng cuối cùng của đời học sinh ở trường huyện, nhưng tôi không còn cố tình phóng nhanh để cho nó hoảng sợ nữa, tôi không còn bắt nó đi bộ một đoạn rất xa khi gần đến trường để tránh bị phát hiện nữa. Tôi chở thẳng nó vào trường, như thể một thằng anh trai chở em gái đi học. Ừ, nó là em gái tôi mà, lần đầu tiên trong đời tôi có em gái, nó lại ngoan và hiền như thế, có lý do gì để tôi bắt nạt nó hoài cơ chứ… Tôi nhận ra điều này, tuy muộn nhưng không trễ. Nó thấy tôi bắt đầu đối tốt với nó, không còn quát mắng nó như xưa nữa, không còn dọa đánh nó mỗi lần nó làm gì lớ ngớ nữa… Nó không nói gì nhưng nó nhìn tôi lạ lắm, không còn thái độ sợ sệt như trước đây nữa, hình như mắt nó có gì đó long lanh… Nếu nó là con cún con, tôi ắt hẳn nó sẽ vẫy vẫy cái đuôi bé tí…
Một ngày cuối năm lớp 9, tôi đang ngồi học trong lớp thì nó ở đâu chạy vào, nước mắt nước mũi tèm nhem: “Ba bị tông xe rồi anh Bi ơi, người ta đưa vô bệnh viện rồi…”
Tôi chở nó phóng như bay vào bệnh viện, sáng nay có người mang ô tô đến chở ba tôi đi vào xã chích ngừa cho gia súc, bảo là chiều sẽ về…
Vừa để nó xuống xe, tôi phóng như bay vào phòng cấp cứu, tôi biết nó ở chỗ nào vì bà ngoại tôi từng 2 lần nằm ở đây. Cô dì chú bác họ hàng tôi đứng chật ngoài phòng cấp cứu, ba tôi vốn hiền lành và tốt bụng nên được cả họ quý mến… Cô tôi thấy tôi đến thì chạy lại ôm chồm lấy tôi khóc nức nở. Tôi hoảng loạn mặt mày tái mét, miệng lắp bắp: “ba… ba con... sao rồi cô?” Cô không trả lời mà đưa tay lên bụm miệng rồi nấc càng mạnh... Tôi hoảng quá, chạy lại túm lấy anh tôi, chú tôi, bác tôi… gào toáng lên: “ba con sao rồi, ba con sao rồi…”. Không ai đủ dũng khí để nói gì với tôi, một thằng mất mẹ từ năm 3 tuổi... Họ sợ phải chính miệng thốt ra với tôi rằng: “Bi à, ba con mất rồi…”…
Từ ngày ba tôi mất, tôi biến thành một người hoàn toàn khác, không còn muốn quậy phá làng xóm nữa, không còn muốn đùa giỡn chạy nhảy nữa, tôi gần như là một cái xác không hồn… Bạn bè cũng nhìn tôi bằng ánh mắt khác, một ánh mắt đầy thương hại, lớp tôi còn tổ chức đến nhà tôi ”thăm và chia sẻ” với tôi, tôi biết thế nên trốn sang nhà ngoại, tôi chẳng cần ai thương hại hết, tôi chẳng cần ai hết, tôi chỉ cần ba tôi mà thôi… ba ơi…
Con em gái tôi, từ dạo đó cũng trở nên ít nói hơn. Hằng ngày tôi vẫn chở nó đi học, vì tôi chỉ còn vài tháng ngắn ngủi nữa là hết cấp 2 rồi, dù sao thì như ngoại tôi nói, tôi phải cố học để ba mẹ tôi ở dưới suối vàng được yên lòng...
Cô tôi sang nhà nói chuyện với mẹ kế của tôi về việc để tôi qua nhà cô ở, cô sẽ nuôi và chăm sóc tôi. Tôi ở trong buồng nghe mẹ kế nói, chậm rãi và từ tốn bằng giọng Huế khá nặng, rằng bà thương tôi như con, ba tôi mất rồi nên bà phải có trách nhiệm nuôi nấng tôi nên người, bà nhất định không để tôi phải khổ…
Từ đấy mẹ kế tôi nuôi tôi và em gái bằng gánh hàng chợ nắng đắt mưa ế, bằng những buổi sáng dậy sớm tinh sương để nặn nặn gói gói chiên chiên xào xào. Tôi nghe hai mẹ con họ thì thầm, để tránh gây ồn “cho anh Bi ngủ... “, tôi nghe con em kể chuyện đi học ở trường, tôi nghe họ nói đến những gì cao xa và tốt đẹp lắm... Chiếc đèn Hoa Kỳ treo ở bếp in bóng hai người phụ nữ bé nhỏ ấy vào tường, in cả vào những giấc mơ của tôi sau này, giấc mơ có mùi hành phi thơm phức… Con bé em tôi từ dạo đấy phải dậy sớm để phụ mẹ nên bị thiếu ngủ, có lần tôi chở nó đi học, quay xe lại nhìn thì thấy tay nó vẫn bám chặt yên, nhưng mắt thì đã nhắm nghiền từ lúc nào, lông mi nó dài và cong lắm…

Nhiều lần tôi áy náy quá, cố dậy theo để phụ làm bánh, nhưng mẹ kế nhất quyết không cho, nằng nặc bảo tôi đi ngủ, bà nói rằng chỉ còn vài tháng nữa là thi chuyển cấp 3 rồi, tôi nhất định phải đậu trường chuyên trên tỉnh, cứ học giỏi vào là khổ bao nhiêu bà cũng chịu được, còn con Luyến (em gái tôi) thì chưa phải chuyển cấp nên để nó phụ. Bà xua tôi vào ngủ như xua tà…
Cuối cùng tôi cũng đậu vào trường chuyên trên thị xã thật, con em tôi là người biết đầu tiên. Nó cầm tờ giấy báo phóng ra ngoài mương câu cá để tìm tôi, bộ dạng nó hớn hở còn hơn cả tôi. Nó đưa tôi tờ giấy, mắt nó mở to và rạng rỡ: “anh Bi xem này. “. Tôi cầm tờ giấy báo trên tay, vui thì ít mà nhớ ba tôi thì nhiều... Nếu ba tôi mà còn sống, chắc chắn ông sẽ vứt cả nạng mà chạy đi tìm tôi… “Bi phải thi khối B, làm hẳn bác sĩ, bác sĩ thật, chứ không phải bác sĩ heo như ba… ”

Chương 4
Trường mới cách nhà tôi gần 50km, tất nhiên là với chiếc xe đạp cọc cạch, tôi không thể nào đạp xe đến trường với một khoảng cách xa như vậy được. Vì vậy chắc chắn nếu tôi đi học cấp 3 trên đấy, tôi phải trọ học, phải xa nhà. Vấn đề ở đây không phải là tôi không muốn đi học xa, mà là vì nếu ở trọ thì sẽ có biết bao nhiêu vấn đề phát sinh. Tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền học, tiền điện, tiền nước... Tiền tiền tiền, thứ mà nhà tôi thiếu nhất vào lúc này, khi trụ cột là ba tôi đã không còn nữa...
Lúc ngồi ăn cơm, tôi bảo với mẹ kế: ”Thôi con ở nhà học cũng được, ở trọ rồi tiền đâu mà học, với lại con thích ở nhà thôi, lên đó biết chơi với ai”. Bà nghe vậy thì dừng đũa, nói với tôi một cách nghiêm nghị nhất: “Con nghe cô, con nhất định phải đi học, cô còn lo được thì con cứ an tâm mà học hành, sau này cô già yếu không còn sức nữa thì con còn phải thay cô lo cho con Luyến nữa chứ… ”. Bà nói nhiều lắm, đại ý như là tôi phải hoàn thành tâm nguyện của ba tôi, sau này tương lai còn dài lắm, rồi thì cứ học thật giỏi, phải làm gương cho em... Bà ít học, nửa chữ cắn đôi bà cũng không biết, nên bà cảm nhận được cái sự khổ của việc không được đến trường, được đi học... Con Luyến nó cũng ngồi im nghe, nó cũng mong tôi đi học lắm, nó còn bảo sau này nó cũng muốn vào trường chuyên như tôi, nó sẽ học để làm cô giáo…
Một ngày cuối tháng tám, tôi dậy rất sớm để chuẩn bị lên đường, áo len mũ trùm kín mít vì trời lạnh. Chiếc balo đã chật cứng quần áo con Luyến nó xếp vào cho tôi hôm qua, một cái bao đựng hũ ruốc khô mẹ kế làm, một bao gạo đựng trong túi cám con cò, vài thứ vật dụng linh tinh… Ngày ấy phương tiện di chuyển còn ít, đi đâu xa xa là phải đi bằng ô tô than, mỗi lần ba tôi đi lên thị xã mua thuốc hay học lớp kỹ năng nông nghiệp về là áo quần ướt đẫm mồ hôi và bồ hóng bụi than thì bám đen kịt, lấm lem mặt mũi như Bao Công...
Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi rời khỏi cái phố huyện nghèo, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Mẹ kế hôm đấy vẫn đi bán, vì nghỉ bán một ngày là cụt vốn ngay. Tối hôm trước bà đã dặn dò tôi đủ điều rồi, ngồi nghe căn dặn, tôi bắt đầu cảm nhận được tình cảm của bà dành cho tôi, đứa con riêng của chồng suốt ngày chỉ biết chống đối và quậy phá…

Tôi chở con Luyến qua nhà ngoại, để nó ngồi sau ôm ba lô và đồ đạc cho tôi. Ngoại tôi biết là sáng nay tôi sẽ qua nên đã chống gậy đứng sẵn ngoài cửa chờ từ lúc nào. Ngồi nói chuyện với ngoại một lúc thì tôi chào ngoại về để kịp xe, ngoại dúi cho tôi một cục tiền lẻ cuộn tròn và cột chặt bằng dây thun, bảo tôi cầm lấy thỉnh thoảng ăn quà, cục tiền tròn vo và cũ kỹ, có lẽ ngoại đã dành từ rất lâu rồi… Ngoại dặn tôi phải học cho giỏi để làm bác sĩ, để về chữa bệnh đau lưng cho bà, để chữa mắt cho bà, để bà lại được dịp đi lòng vòng khắp xóm để khoe “Thằng cu Bi nhà tôi nó đậu to lắm, đậu trường to nhất trên thị xã…”… Giờ tôi cũng đã thành bác sĩ, nhưng ngoại tôi thì đã đi xa lắm rồi…

Bến xe quê tôi thực chất nó chỉ là một khu đất trống gần chợ, sáng thì nó là bến xe, quá trưa thì thành chỗ phơi cá khô của tiểu thương trong chợ, chiều thì thành chỗ đá bóng của trẻ con. Con Luyến nó nhất quyết chờ tôi lên xe rồi mới chịu về, tôi bị nhét ra hàng ghế sau cùng, tôi úp mặt vào cửa kính phía sau xe, nhìn ra cái bóng bé tẹo của nó xa dần xa dần trong lớp sương mờ của buổi sáng miền núi. Sau này có dịp đi ô tô, xe bus, tôi thường chọn cho mình dãy ghế sau cùng, chỗ mà người ta tránh nhất, để thỉnh thoảng nhìn ra cửa kính, tìm kiếm một cái gì đó, một cái gì đó thật mơ hồ…

Chương 5
Trường trên thị xã khác hẳn ở dưới quê tôi, tuy không mát mẻ và nhiều bóng cây bằng nhưng rất rộng và sạch sẽ. Sau hai ngày đầu bỡ ngỡ thì anh con của bác hàng xóm dưới quê cũng tìm được cho tôi một phòng trọ ở gần trường, ở chung với một anh người Tày lành như đất lên thị xã học theo diện chính sách.
Ngoài giờ đi học thì tôi hay lăng quăng ra bờ hồ gần trường để đi dạo, ra sân vận động xem đá bóng, thỉnh thoảng buồn quá thì trèo lên cái cột nước ở gần trường để ngồi ngắm nhà cửa, xe cộ, cây cối bé tẹo ở phía dưới. Học trường mới lớp mới, trong lớp toàn học sinh của thị xã con nhà khá giả nên với bộ dạng hai lúa và khù khờ của mình, tôi hầu như không thể hòa nhập được với bọn chúng. À mà thật ra tôi cũng chả muốn chơi với ai cả, chỉ muốn đi học rồi về, ai hỏi thì trả lời, không thì thôi, có hôm cả ngày tôi không nói tiếng nào. Một thời gian thì tôi bị liệt vào thành phần lập dị trong lớp, nhưng tôi chả mấy quan tâm về điều này.
Cứ đều đặn đầu tháng là mẹ kế tôi gởi gạo, tiền, mắm muối và những thứ cần thiết lên cho tôi. Tháng nào cũng như tháng nào, chưa một lần bà để tôi đói hay thiếu thốn. Thỉnh thoảng con em tôi nó có biên thư lên, lá thư của nó thường có ba phần, một phần của ngoại tôi, một phần của mẹ kế, và một dòng ngắn ngủn của nó cuối thư “Anh Bi ráng học cho giỏi nghen...”. Hầu như lần nào cũng chỉ có vậy, nhưng tôi vẫn háo hức khi mỗi lần nhận được thư của nó, nét chữ của nó tròn vo và nắn nót, tôi đọc được nét mặt của nó trong thư...
Mặc dù trường cách nhà tôi cũng không xa lắm, chỉ khoảng 50 cây số, nhưng ngày xưa đi lại khó khăn và cũng sợ tốn kém nên tôi ở một lèo đến giáp Tết cũng chưa chịu về nhà.
Hôm ấy đi học về thì tôi thấy con Luyến đứng trước nhà, tay cầm mảnh giấy ghi địa chỉ. Tôi ngạc nhiên lắm, chạy ngay lại hỏi nó: “Mày đạp xe lên đây à, xa thế mà mày cũng đi được, mày có hâm không đấy?”
Nó bảo với tôi là nó được nghỉ 2 ngày nên lên thăm tôi, nó đi từ lúc 5 giờ sáng bây giờ mới tới. Với lại nó cũng muốn lên xem thị xã nó như thế nào...
Tôi gỡ những thứ linh tinh trên xe xuống cho nó. Gạo, bánh của ngoại, nửa con vịt của cô, và một bọc bánh tráng nướng nát vụn vì đi đường xa...
Tối hôm đấy nó ngủ lại phòng tôi vì tôi không cho nó đi xe về buổi tối, sợ nguy hiểm. Anh người Tày biết ý nên sang nhà hàng xóm ngủ nhờ và cũng vì cái phòng tôi bé tẹo nên không đủ chỗ cho ba người. Nó đi đường xa mệt nên đi tắm rồi lăn quay ra ngủ. Tôi thì ngồi học bài đến khuya…

Phòng của tôi chỉ rộng 12m2 và kê đủ thứ linh tinh rồi nên chỗ ngủ cũng là chỗ ăn cơm, chỗ tiếp khách. Tôi nằm xuống cạnh nó, lần đầu tiên trong đời tôi nằm gần một đứa con gái như thế. Tôi quay mặt vào tường nhưng có cái gì đó thôi thúc, thôi thúc khiến tôi quay sang nhìn nó. Con em tôi học lớp 8 rồi, cũng bắt đầu lớn rồi. Trong ánh sáng mập mờ của cái đèn học tôi chợt nhận ra nó không còn là con bé đen nhẻm dạo trước nữa. Hai năm ở nhà tôi không phải chăn trâu bắt ốc, không phải ăn uống khổ cực nữa nên nó đã mập và da dẻ đã trắng lên rất nhiều. Tôi nằm nghiêng đối diện nó, tự nhiên tôi nhận ra là so với tất cả con gái tôi từng gặp hay học chung, không có đứa nào đẹp bằng nó cả... Nó xinh lắm, xinh ghê gớm, sao bây giờ tôi mới nhận ra nhỉ, hay là tôi xa nhà nửa năm nên nhìn nó lạ đi…
Năm ấy tôi cũng đã bắt đầu dậy thì rồi, cũng vật vã và cào cấu như bao người khác, nhưng chuyện ấy và con gái đối với tôi là một cái gì đó rất mơ hồ và siêu thực. Tôi không biết là mình muốn gì và cần gì nữa, tôi đón nhận sự thay đổi của cơ thể, của tâm lý một cách tự nhiên và thuần khiết nhất…
Tôi nằm ngắm trộm nó đến nửa đêm thì bỏ ra ngoài đi dạo. Tôi sợ chính mình, sợ chính đôi bàn tay run cầm cập thò ra lại rụt vào của mình, sợ chính cơ thể mình. Sợ con bé nằm ngủ ngoan như thiên thần trước mặt mình... Tôi thấy mình thật ghê tởm và xấu xa như con quỷ...
Sáng hôm sau tôi viết giấy xin phép nghỉ học rồi chở đi nó dạo quanh thị xã. Chỉ còn hơn nửa tháng nửa là Tết nên đường phố đẹp lạ lùng, hay là điều gì khác trong tôi khiến tôi thấy nó bỗng nhiên đẹp nhỉ. Tôi cũng không biết nữa, chỉ biết con em tôi nó cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn ngắm những dãy nhà cao tầng, khu chợ nhộn nhịp đông đúc khác hẳn với cái chợ nhỏ vắng teo ở nhà...
Tôi chở nó qua trường tôi đang học cho nó xem, mua cho nó chiếc bánh kẹp trước cổng trường mà ở dưới quê không có, mua cả cho nó một cái bờm kẹp tóc. Lâu lắm rồi tôi mới thấy nó cười, nó cười cũng không giống những đứa con gái khác, có cái gì đó buồn xa xăm, mặc dù tôi biết là nó vui thật...
Lúc nó về, tôi buột miệng bảo nó: “Em đi xe cẩn thận đấy, về nhà thì qua nhà cô Tư gọi điện lên cho anh, cái số anh vừa chép ấy''. Nói xong tôi mới nhớ đây là lần đầu tôi gọi nó bằng em, thôi kệ, tôi thấy tôi và nó cũng đủ lớn để gọi như thế rồi, và tôi biết, điều đó khiến nó vui...

Chương 6
Hai mươi chín giáp Tết tôi mới về đến nhà, bà ngoại với cô tôi chờ sẵn ở nhà tôi từ lúc nào rồi, lúc ăn cơm họ hỏi han tôi đủ thứ rồi lắng yên nghe tôi kể chuyện học trên thị xã, kể về nhà cửa phố phường, về những thứ mà dưới quê tôi không có, về tất tần tật những chuyện xảy ra trong nửa năm tôi xa nhà. Lần đầu tôi đi xa nên ăn cơm gia đình tôi thấy ngon và ấm cúng lạ thường, không chê ỏng eo như ngày còn ở quê nữa. Tôi thấy mình thật dại khi trước đây không biết trân trọng những bữa cơm đông đủ ở nhà...
Tối đấy tôi chở con Luyến đi dạo, tôi bảo nó kể cho tôi nghe chuyện ở nhà, chuyện học hành của nó, chuyện linh tinh xóm làng. Nó ngồi sau tôi thì thầm to nhỏ chuyện anh hàng xóm mới lấy vợ, chuyện con chó ở nhà đẻ được hai con, biết ăn cơm thì nó cắp ra chợ bán, chuyện bà ngoại hay chống gậy sang hỏi bao giờ thì thằng Bi nó về, chuyện về trường cấp 2 mới xây thêm một dãy nhà nữa...
Ngày ấy quê tôi chưa có đèn đường, nhưng vì gần Tết nên nhà nào cũng thắp đèn sáng trưng để gói bánh, để thịt gà thịt heo... Tôi chở nó đi xa tít, ra tận con đập nước ngoài ven, chỗ mà ngày còn ở nhà tôi hay ra tắm với lũ bạn. Ngồi trên bờ đập nước, gió thổi mát lạnh, nói chuyện với nó, tôi phát hiện ra rằng nó đã khác xưa rất nhiều, cũng đã bắt đầu hiểu chuyện chứ không có khù khờ như dạo mới lên nữa... Nó đã lớn thật rồi, chí ít là trong suy nghĩ...
Lúc nằm mơ màng ngủ, nhớ lại lúc ở trên con đập, tôi chợt thấy xao xuyến lạ kì, sao hồi nãy nó cười duyên thế nhỉ, sao hôm nay nó lại kẹp cái bờm của tôi mua cho nhỉ, trông đáng yêu và gọn gàng lắm, không có bù xù như ngày trước... Tôi có tâm trạng ấy cũng là vì lên cấp 3, tôi được đọc cuốn sách về tình yêu đầu tiên trong đời, hình như là quyển ''Đồi gió hú''... Nói cách khác, là tôi đã bắt đầu biết mơ mộng, mơ mộng những thứ mà trước đó tôi cho rằng vớ vẩn và đáng khinh...

Đấy là năm 1995, năm đầu tiên cấm nổ pháo vào dịp Tết. Tết trở nên kém vui hẳn đi. Với lại nhà tôi đang có tang nên tôi cũng chẳng muốn đi đâu, mấy ngày Tết quanh quẩn ở nhà một mình với chiếc ti vi trắng đen có cái chốt vặn cọt kẹt. Mùng 5 Tết thì nó về nhà, nó đi về quê thăm bà nội từ hôm mồng 2, hôm nay phải về để mùng 7 còn đi học lại. Nó bước vào nhà, mặc chiếc váy màu xanh gấp nếp, áo sơ mi trắng cổ tròn. Đấy là kiểu thời trang ngày xưa của hầu hết tụi con gái quê tôi. Giấu vẻ ngạc nhiên khi lần đầu thấy nó mặc váy, tôi gật đầu khi nó chào rồi tiếp tục hướng mắt vào tivi. Nhưng thật ra, thật ra tôi tò mò kinh khủng, tôi muốn quay sang nhìn nó, nhìn dáng nó trong chiếc váy, nhìn thấy nó lần đầu ăn diện. Tôi cố gắng kiềm chế để nhìn lên tivi, cố gắng không quay sang nhìn nó, cũng không biết vì sao tôi làm lại thế nữa. Tôi chỉ biết là mặc dù nhìn thế, nhưng tôi không biết là tivi đang chiếu cái gì, đơn giản là vì tâm trí và ý nghĩ của tôi thuộc về nơi khác...
Tôi lên thị xã học lại, mang theo nỗi bâng khuâng kỳ lạ về cô em gái. Hình ảnh nó hôm Tết cứ ám ảnh tôi mãi, nó đi vào cả những giấc mơ, những buổi chiều thơ thẩn, những lúc ngồi trên bồn nước cao, trong lớp học, thậm chí nó lờ mờ hiện ra cả trên mặt nước bờ hồ, khiến tôi phải giật mình cứ ngỡ là đang ngủ gật...
Đến tháng năm, lúc mà ve đã râm ran chuẩn bị vào hè thì cô tôi biên thư lên bảo tôi về nhà gấp. Tôi thấy kì lạ là sao không phải là em gái tôi, mà lại là cô tôi. Giọng của cô trong thư cũng gấp gáp lạ thường. Chiều hôm đấy học xong tôi bắt xe rồi về quê ngay trong đêm...

Chương 7
May là hôm đấy tôi về ngay, chứ còn chần chừ đến sáng hôm sau thì tôi đã không còn được gặp mẹ kế lần cuối nữa. Bà nằm trên giường, vẫn tỉnh táo và nói chuyện được, nhưng bụng rất to như có chửa sắp sinh, da thì tái nhợt. Cô tôi nói, bà bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối, trạm xá trả về tối qua...
Con Luyến nó ngồi cạnh mẹ, tay nắm chặt lấy mẹ. Tôi không biết là nó gan lỳ không khóc để tránh mẹ nó buồn, hay là nó đã trốn vào góc nào đó khóc hết nước mắt rồi. Mặt nó phờ phạc đi vì thức đêm trông mẹ, vì lo lắng, vì sợ hãi... Bà ngoại tôi thì khóc hết nước mắt, bà bảo bà có một đứa “con gái” như mẹ là phúc của cả đời bà, phúc của thằng Cảng (bố tôi), phúc của thằng Bi...

Tôi ra ngoài ngồi ủ rũ chẳng biết nói gì hơn, chẳng biết phải làm gì trong lúc này. Một lúc sau thì cô tôi ra gọi tôi vào buồng để mẹ kế tôi gặp. Bà nắm chặt tay tôi, thều thào bảo tôi phải học thật giỏi để đỗ đạt cao, để sau này lo cho con Luyến... Bà nấc lên mấy cái rồi nhắm mắt. Con Luyến thấy thế gào thảm thiết, gào như điên như dại. Cả nhà tôi, bà con chòm xóm đến thăm cũng đồng loạt ôm mặt khóc nức nở. Đến lúc này tôi cũng không nén được nữa, tôi nắm chặt lấy tay mẹ: “Mẹ ơi... mẹ ơi...”. Đấy là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi gọi Mẹ bằng Mẹ. Cái từ mà tưởng như đã chết hẳn trong tôi từ lâu lắm rồi...
Mẹ không sinh ra tôi, nhưng đôi quang gánh của bà đã gánh tôi trên vai, gánh cả những tủi nhục của phận làm vợ kế, gánh cả đứa con gái nhặt được ở ngoài mương về nuôi nấng chăm sóc nó như con đẻ, để nó thành em gái tôi như bây giờ. Tình thương của mẹ mênh mông và rộng lớn quá, đến khi mẹ mất đi rồi tôi mới nhận ra thì đã quá muộn. Ngay cả lúc mẹ sắp ra đi, bà cũng cố dặn cả nhà đừng báo cho tôi biết vì sợ tôi lo lắng mà ảnh hưởng học hành. Thỉnh thoảng có nghe ai đó ru con: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng...” tôi lại nghĩ đến mẹ, nghĩ đến đôi quang gánh của mẹ và cái nhìn trìu mến của bà khi lần đầu gặp tôi: “Cu Bi đây à anh, giống bố nhỉ...”...

Đám tang mẹ xong, tôi lên thị xã thu dọn đồ đạc rồi về ngay. Tôi quyết định bỏ học để theo chú tôi đi xẻ gỗ. Mà tôi có muốn đi học cũng không được nữa vì lấy tiền đâu để mà học, rồi thì ai sẽ lo cho con Luyến. Tôi ở nhà khoảng mười ngày, thấy con Luyến nguôi ngoai phần nào rồi, trong bữa cơm tôi nói với nó: “Mai anh theo chú Bảy đi làm, em ở nhà lo học nhá, cứ nửa tháng anh về một lần”. Nó nghe thế thì quên cả vẻ ủ rũ: “Không được, anh không được bỏ học, anh mà bỏ học thì anh là đồ bất hiếu, không nghe lời ba mẹ, ngày mai anh phải lên trường ngay, ở nhà đã có em lo...”. Nó nói như ra lệnh, người lớn và rất dứt khoát. Tôi hơi bất ngờ khi thấy nó như thế, nhưng vẫn từ tốn bảo nó: “Không phải anh không muốn đi học, anh đã quyết thế rồi, em ở nhà học cho giỏi đi, không được nghĩ ngợi gì hết.”.

Nó thì nằng nặc bảo tôi đi học, tôi thì cứ ôn tồn nói với nó, giải thích cho nó hiểu. Cuối cùng nói không được nữa, nó mới nói toẹt với tôi: “Em bỏ học từ sau Tết rồi, từ mai em sẽ đi bán bánh thay mẹ, anh cứ đi học... Anh nghe em... anh cứ học thật giỏi... Còn em là con gái, học hành rồi cũng chẳng tới đâu... Em theo mẹ đi bán từ mấy tháng nay rồi...”. Đến đây thì tôi shock nặng, bát cơm trên tay tôi tự nhiên nặng trịch, tôi không còn lời nào để nói với nó nữa. Nó là đứa học giỏi nhất trường tôi, chỉ vào học nửa năm nó đã đứng đầu trường, tôi nghĩ thế nên kì vọng vào nó biết nhường nào, vậy mà vì tôi, vì một thằng chẳng phải máu mủ gì... Mãi rất lâu sau này tôi mới biết, khi phát bệnh, biết mình sẽ không qua khỏi nên Mẹ đã bảo nó thôi học, tập đi bán dần để sau này... nuôi tôi ăn học.

Sáng hôm sau ngủ dậy thì nó đã đội quang gánh đi bán rồi. Nó để lại cho tôi một mảnh giấy nhỏ, dặn tôi đủ điều. Quần áo của tôi nó đã xếp gọn gàng vào ba lô rồi, trong đó còn có một ít tiền được gói bằng giấy báo, bên ngoài là bọc ni lông, cột rất kỹ càng. Đó là số tiền mẹ để lại cho tôi, cô chú và hàng xóm dấm dúi giúp đỡ... Đủ để cho tôi ăn học trong 2 tháng..
Tôi gạt nước mắt, vác ba lô lên trường để tiếp tục đi học, để lại ở quê cô em gái bé nhỏ hàng ngày vẫn nặng nề đôi gánh trên vai, bước thấp bước cao trên những con dốc chợ miền núi “Ai bèo lọc nậm không...”
(Cusiu)